Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Đặt vấn đề về Tư duy Kinh tế của Việt Nam

http://dudoankinhte.wordpress.com/2012/01/18/tu-duy-ktxhcn/

Từ hơn năm chục năm nay, tức là ngay trong và sau các cuộc chiến tranh, khách quan mà nói, nhà nước XHCN Việt nam đã luôn có những cố gắng tìm cách phát triển nền kinh tế mà họ định hướng là sẽ phải mang tính XHCN. Thế nhưng tại sao kết quả thì “Việt Nam vẫn là nước nghèo”, như Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng mới vừa “hùng hồn” tuyên bố? Thực tế, kinh tế nước Việt ta đang còn lùi xa sau các nước lân cận mà trước đó, ngay cả khi trong những cuộc chiến tranh tàn khốc, nước ta vẫn có Hòn ngọc Viễn đông để vẫy gọi họ.

Hơn ba chục năm hoà bình ổn định là thời gian đủ dài để hai nước Á Đông lớn trở thành cường quốc kinh tế thế giới là Nhật (số 3 thé giới ) và Trung quốc (số 2 thế giới), hoặc để đa số các nước Đông Nam Á hoá rồng, như Hàn Quốc (thứ 13 Thế giới) hay Đài loan, Hongkong hay Singapore (tốp Rồng con), Malaysia hay Thái Lan (tốp đầu Đông Nam Á), chỉ riêng trừ Việt Nam XHCN là cứ tự mình “ưu việt” từ tốp đầu ĐNA lùi lại chót!

Hiện nay, rõ ràng ngay cả Philippine, Miamma, Lào hay Cămpuchia cũng đã, đang và sẽ có khả năng bứt phá, vượt qua Việt Nam trong 3-5 năm tới, làm câu hỏi trên càng thêm vô cùng nhức nhối lòng mỗi người Việt có tự trọng và tư duy.

Vậy, các nước đã và sẽ hoá rồng bứt phá bằng những điều kiện ưu việt hơn ta? Không, họ chỉ bứt phá bằng tư duy kinh tế khác. Đó không còn là vấn đề đúng sai của các chiến lược, mô hình hay đường lối kinh tế của đảng và chính phủ nữa, bởi vì vấn đề chiến lược các nước đều có thể học nhau và tự điều chỉnh… Vấn đề là tư duy kinh tế nào của đảng và chính phủ đang là cơ sở cho việc áp dụng các chiến lược kinh tế đó suốt mấy chục năm nay mà không thay đổi?

Tư duy kinh tế đó đã và đang trói chân buộc cánh nền kinh tế Việt Nam vốn “hứa hẹn cất cánh” từ 1975, rồi lại được kỳ vọng “sẽ cất cánh” sau đổi mới 1986, rồi lại “đang trên đường rồng bay” từ 2000, suốt cả hơn chục năm nay? Để rồi sắp hạ cánh xưống vực thẳm trong 2012-2013?!

Vậy, cái gọi là Tư duy kinh tế của Việt Nam là gì? Đó là tư duy kinh tế XHCN mang tính thị trường hay Tư duy kinh tế Thị trường định hướng XHCN, duy nhất chỉ VN có trên thế giới và na ná giống một hệ tư duy kinh tế cũng duy nhất khác: kinh tế Thị trường mang bản sắc TQ…(thực ra thì ta copy cái tên và chế biến đồ cũ dùng lại).

Thực trạng kinh tế Việt Nam 2011: một câu hỏi lớn
Cuộc “cất cánh” của nền kinh tế Việt Nam từ 1986 đến 2011 nghe chừng vẫn đang trục trặc chưa tìm thấy “đường băng” đâu, mà chỉ thấy bản thân nó đang bị rụng rơi từng “cánh” một…

Rụng đầu tiên là “cánh” “quả đấm thép” đóng tàu Vinashin. Nó cũng đã làm tan nát chiến lược kinh tế biển quốc gia đến 2030 mà Vinashin đã được thủ tướng và đảng đặt ở trọng tâm, ảnh hưởng tồi tệ đến không chỉ các ngành kinh tế biển khác (như hàng hải, thuỷ sản, du lịch, dầu khí, năng lượng…) mà cả khoa học biển và an ninh quốc phòng, cả vẹn toàn lãnh thổ quốc gia trên biển.

Tiếp theo là “cánh” “giấc mơ bốn bánh ô tô” dần tan vỡ âm thầm trước khí lên tiếng chào đời, để cho La Đalạt của CVCH từ trước 1975 vẫn là đỉnh cao ngất ngưởng không thể vượt qua. “Giấc mơ bốn bánh” kết thúc bằng thế giới đệ nhất thị trường xe hai bánh (thị trường lớn nhất) cho 95% dân lao động và thế giới đệ nhất xe sang (nhập ngoại) của quan chức và các đại gia “cùng nhóm” thân hữu. Tóm lại là Việt Nam chắc chắn và mãi mãi sẽ không bao giờ có một mác xe nào của mình ngoài La Đà lạt thân yêu!

“Cánh” đường sắt thì mới bị gãy trên “giấy” và “mồm” sau cơn cuồng ngộ ĐSCT của chính phủ, nay cũng chưa thể nâng cấp đường 1m thành 1,45m…, điều thế giới cơ bản đã làm xong trong thế kỷ trước rồi. Dù vậy, đảng ta vẫn còn đang âm mưu trở lại ước mơ ĐSCT mang màu sắc TQ trong tương lai gần để đưa dân tộc “đi tắt vào tương lai”…

Còn “cánh” ngành vật liệu cơ bản (thép, xi măng…), vốn chỉ biết bán nhân công độc quyền kiếm lời trên sân nhà và xin chế độ bảo hộ thì luôn thua trắng nước ngoài và chỉ biết đổ lỗ cho thị trường nội địa.
“Cánh” công nghiệp nặng và cơ khí chế tạo “là then chốt” của nên kinh tế đất nước nửa thế kỷ nay thì đã gãy chốt từ trước 1986 mà chưa gắn chốt lại được, và có lẽ kinh tế nước ta sẽ mãi mãi không có then chốt nữa, vì…

“Cánh” cơ khí-luyện kim-chế tạo máy với hàng trăm hàng ngàn tiến sĩ giáo sư vẫn chưa làm nổi các con bùlong đinh ốc cho chiếc xe máy, chứ chưa nói đến cho các ngành công nghiệp nội địa, và còn phải đi học các bác nông dân đang tự chế tạo máy móc nông cụ cho đến cả trực thăng… vài trăm năm nữa?

Các “cánh” điện tử, hoá chất, nhựa cũng sẽ sắp tan chảy hay bốc khói … vì chỉ chuyên dùng máy móc và công nghệ cũ của TQ, Đài loan…thải ra, không chế được 1 con chip, lắp đước một cái handphone…

“Cánh” điện, nước, xăng, dầu, than khoáng sản… thì luôn là hiểm hoạ tăng giá sản xuất và sinh hoạt của xã hội lên không ngừng vì …kinh doanh lỗ! Lạ thế, có tiền vốn, có độc quyền thị trường, có mọi chính sách hỗ trợ và chỉ việc đào tài nguyên đất nước của Tổ tiên để lại lên mà bán mà cứ lỗ triền miên trên “mỏ vàng vô tận” của dân tộc…

Tôi xin nói riêng về “cánh” dầu khí trong dịp khác, vì khi nó gẫy là thảm hoạ kinh tế sẽ bao trùm tất cả, nền kinh tế quốc gia sẽ sụp đổ, quốc gia sẽ sụp đổ…

Chỉ có “cánh” buôn bán nông sản, hải sản, và nhân công may mặc, giày da… là có lãi và có nhiều đóng góp tích cực cho nền kinh tế, nhưng người lao động thì ngày càng vô sản và tương lai ngành cũng hoàn toàn phụ thuộc thị trường “tư bản bóc lột” quốc tế mà thôi.

Các cánh là nông nghiệp và kinh tế dân doanh thì không thể rụng được, vì các nhân dân vẫn luôn còn đó, nhân dân vẫn luôn phải tự nuôi mình, chỉ có điều họ không thể nuôi cả đảng và chính phủ, quân đội chỉ bằng sức lao động của họ mà thôi. Nhung nông dân vẫn thiếu đói, cụ thể là Thanh hoá đang đói rộng (trên 240,000 dân đang thiếu đói 2011!).

Chỉ có hai điểm sáng le lói cuối đường hầm kinh tế Việt Nam: kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài.
Có mẫu số chung nào trong tình trạng đó của nền kinh tế nước ta hiện nay? Đó là tư duy kinh tế định hướng XHCN!

Thử lý giải hiện trạng và gọi tên nguyên nhân “gẫy cánh”
Thẳng thắn mà nói, bản thân cách chúng ta phải liệt kê thất bại của các ngành kinh tế VN như trên cũng đã nói nên nguyên nhân thất bại của nó trong tư duy kinh tế, đó là cách tư duy cục bộ, tư duy chiến tranh và tư duy chuyên ngành của lý thuyết kinh tế XHCN, bắt nguồn từ khái niệm XHCN ảo tưởng, đã quá lỗi thời vì sai lầm và đã bị cha sinh mẹ để của nó bỏ đi, mà VN ta đã “xin giống về trồng” đến nay vẫn quyết một lòng chăm bón.

Tư duy kinh tế cục bộ là cách tư duy tách biệt theo đơn vị địa phương nhỏ cấp tỉnh, tách khỏi cả nền kinh tế, không gắn liền và có quan hệ phụ thuộc hữu cơ với các bộ phận khác, như chiến lược chiến tranh du kích vậy. Nó rất tiện cho quan địa phương xâu xé, vì ngân sách quan trọng của nó là quĩ đất địa phương…
Tư duy kinh tế chiến tranh là cách tư duy xin-cho theo mệnh lệnh, nhiệm vụ cụ thể, riêng biệt của mỗi ngành kinh tế, không cần biết đến mối quan hệ của nhiệm vụ đó với các hoạt động kinh tế khác, giống như trong chiến tranh chỉ đơn vị nào tập trung biết nhiệm vụ của mình giao từ cấp trên…

Tư duy kinh tế vĩ mô chuyên ngành, tức là từ cấp nhà nước người ta đã chia nhỏ mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể rất vật chất và chuyên sâu cho từng bộ ngành, được đo bằng nhiệm vụ chính trị trước rồi mới đến hiệu quả kinh tế sau, rồi phân chia ngân sách (thuế và đi vay) cho từng ngành, để mỗi ngành từ đó tự mà lo hoàn thành nhiệm vụ.

Tất cả các ngành như một bầy bê con tranh nhau bú từ một bầu sữa bò mẹ, giữa chúng không hề có quan hệ tương tác chung nào khác ngoài cùng bò mẹ, hoặc quan hệ không được điều tiết bằng chính sách, mà chỉ bằng mệnh lệnh của… bò mẹ.

Đây là cách nhìn kinh tế của Mác, giống như Mác đã chia xã hội thành các giai cấp vậy. Nếu xã hội là một rừng cây, thì theo Mác, các “giai cấp” Lá, Cành, Thân, Rễ, Quả, Hoa… phải đấu tranh sinh tồn với nhau để tồn tại. Và để phát triển, một giai cấp (Lá chả hạn) phải tiêu diệt hết các giai cấp khác, biến họ thành mình… Rừng XHCN sẽ toàn lá?!

Như vậy, mục tiêu của đảng: “mỗi địa phương phải là một “pháo đài kinh tế” XHCN” (xưa là cấp huyện- hơn 500 pháo đài, nay là cấp tỉnh -hơn 60), “môĩ bộ ngành là một “đầu máy kinh tế” XHCN độc lập” (nay: hơn 20 bộ và gần 20 tập đoàn, tổng cty).

Từ tư duy đó, mỗi trong hơn sáu chục tỉnh thành đều phải có đủ các ngành “thế mạnh”: công nghiệp địa phương, các khu công nghiệp, các khu tiểu thủ công nghiệp, khu thương mại, du lịch phải có cả trường đại học của tỉnh, có y tế, giao thông riêng…bất chấp chất lượng và hiệu quả kinh tế. Tư duy của bộ máy hành chính tỉnh, thành phố giống như tư duy của nguyên thủ quốc gia thu nhỏ, thành các ông vua con địa phương;
Từ tư duy đó, mỗi trong hơn ba chục bộ ngành nghề đều phải có đủ các các khu công nghiệp chuyên các khắp các vùng, các tỉnh từ bắc chí nam (Vinashin từng có trên 20 khu công nghiệp đóng tàu!), có các trường đại học chuyên ngành, các viện nghiên cứu khoa học chuyên sâu, các trung tâm tài chính riêng, các ngành công nghiệp phụ trợ riêng, các trường và trung tâm đào tạo lạo động chuyên ngành riêng, hậu cần du lịch, y tế riêng, bảo hiểm riêng…cũng bất chấp chất lượng và hiệu quả kinh tế. Tư duy của bộ máy hành chính các bộ ngành giống y như tư duy của văn phòng chính phủ thu nhỏ, phải có đủ mọi lĩnh vực kinh doanh để “độc lập”(vơ vét): các chính phủ con;

Tổng cộng, (không tính các lực lượng kinh tế của quân đội, công an, đảng, công đoàn, phụ nữ, thanh niên… rất đông đảo và hùng hậu), trong nhà nước VN XHCN ta có khoảng trên một trăm “quốc gia và chính phủ con” như thế (khoảng trên 120) để thực hiện một mục tiêu kinh tế xã hội bằng trên dưới một trăm cách, một trăm hướng độc lập và cạnh tranh nhau khốc liệt khác nhau, tất cả có đầy đủ các hệ thống cung cấp dịch vụ riêng nội bộ giống như nhau: dịch vụ giao thông, đào tạo, nghiên cứu, nhà ở, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, …như loạn “120 xứ quân” vậy.

Tôi đã từng nghe các vị chủ tịch nhiều tỉnh thao thao tư duy kinh tế của mình như một vị nguyên thủ quốc gia cao nhất, hay các vị chủ tich TGĐ các tập đoàn thao thao các kế hoạch phát triển biết bao ngành nghề trọn gói chỉ tự cho tập đoàn minh, cứ như một vị đững đầu chính phủ lo cơm áo cho cả quốc gia. Tư duy của họ 120 kẻ đứng đầu “120 xứ quân” như vậy, đáng mừng hay đáng lo? Đảng thì mừng. Tôi thì lo, rất lo, cho dân.

Ví dụ “thủ tướng con”: Cựu TGĐ tập đoàn Vinashin Trần Quang Vũ từng chiêu đãi chúng tôi một bữa trưa thịnh soạn có món tôm sú hấp và ông giới thiệu đó là tôm tập đoàn Vinashin nuôi trên mấy chục hecta chỉ để cung cấp cho cán bộ công nhân viên các nhà máy đóng tầu ăn cũng không đủ. Tôi xuống nhà bếp nói chuyện hỏi anh em thì họ nói bị tập đoàn ép mua tôm đắt hơn ngoài chợ và họ phảỉ ăn mãi một món tôm đắt cả tuần, hàng ngàn công nhân đều ớn mà không ai kêu đến tai ông tổng được. Cũng ông Vũ bữa khác còn khoe rằng tập đoàn ông đang đầu tư mấy trăm hecta rừng trồng thông để cung cấp…cây thông Noel cho công nhân tập đoàn cả nước! Kết quả của tư duy kinh tế Vinashin đó thế nào ta đã rõ…

Ví dụ “vua con”: Bí thư một tỉnh trung du duyên hải tầm trung bình như Quảng Ninh nhưng có khá lắm đất nhiều đồi, rất ít ruộng lại quyết tâm mong muốn để mỗi huyện thị phải có ít nhất 2-3 khu công nghiệp, tỉnh có 13 huyện thị vị chi sẽ phải có trên hai chục khu công nghiệp (sẽ lấy đi số lớn đất ruộng nông nghiệp vốn rất ít ỏi của tỉnh) để hy vọng thu hút đầu tư. Với tư duy của các “vua con” như vậy, cả nước đang có trên 300 KCN và con số này sẽ tiến đến 500 trong vài năm tới (đã qui hoạch xong). Trong khi đó, Singapore là quốc gia chỉ có 5 khu công nghiệp nhưng có tổng thu nhập năm 2010 trên 182 tỷ USD, gấp đội VN – 86 tỷ USD). Tư duy tỉnh nào cũng phải có nhiều KCN để thu hút đầu tư làm nước ta có số khu công nghiệp đã quy hoạch gấp 60 lần Singapore nhưng GDP bằng một nửa của họ khi dân số gấp hơn 20 lần, tức hiệu quả kinh tế kém gấp khoảng… hơn hai nghìn bốn trăm lần!

Cơ sở của tư duy theo ngành và địa phương và rồi của hệ thống tổ chức quân đội, chính trị, xã hội trong cả nền kinh tế quốc gia như thế là do lý thuyết kinh tế Mác-Lênin vốn chỉ coi trọng các ngành sản xuất ra sản phẩm vật chất, không coi dịch vụ là ngành cũng làm ra giá trị đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân. Nay dù thu nhập quốc dân đã được tính gồm cả giá trị dịch vụ (đến trên 40%) thì cơ cấu tổ chức nhà nước với các bộ ngành của ta, các sở ban ngành của các tỉnh thành vẫn gần nguyên như cũ.

Hiện trạng của tư duy kinh tế XHCN và kèm theo nó là các tổ chức kinh tế như trên làm:

- Tổ chức kinh tế nặng nề, bùng nhùng, không có chỉ huy, kém linh hoạt và không hiệu quả: không thực sự đủ sức làm tốt việc gì;

- Khó hạch toán minh bạch gây nhiều thất thoát, khó kiểm soát gây tham nhũng bùng phát bên trong các tổ chức;

- Chia quá nhỏ và dàn trải tiềm lực kinh tế, không tập trung được vốn cho các khu vực trọng điểm; không thể chuyên sâu để có trình độ cao, chất lượng tốt để cạnh tranh quốc tế;

- Nhiều vấn đề các ngành hay các địa phương không thể tự giải quyết được mà phải là liên ngành và cấp trung ương cùng giải quyết như: đào tạo và cung cấp nhân lực lao động phổ thông chất lượng cao, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ chung, đầu tư phát triển các trung tâm nghiên cứu thí nghiệm ững dụng liên ngành, các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên, chung, và độc lập như bảo hiểm, tài chính, y tế, hay nghĩ dưỡng, du lịch…

- Các vấn đề không được giải quyết vì không được nhìn ra lại càng tự lây lan hay thấm sâu và gây cản trở cho phát triển chung…

Tư duy kinh tế như vậy có thể gọi là tư duy kinh tế tự sát hay tư duy bị ung thư, mà cái gen ung thư chính là hạt giống XHCN. Muốn khỏi chết, chỉ có cắt bỏ khối ung thư.

Kinh tế Việt Nam muốn phát triển thành Rồng, chỉ có một con đường: bỏ tư duy định hướng XHCN

Thay nó bằng gì? Chả cần thay gì cả, Tư duy kinh tế thị trường – hạt giống đã có trong khối kinh tế tư nhân và nước ngoài, tự nó sẽ phát triển thay thế và phát huy tác dụng tốt cho cả nền kinh tế và cả xã hội.

Bơm tiền nuôi những cục cưng ốm yếu

http://dudoankinhte.wordpress.com/2012/02/16/bom-tien-nuoi-nhung-cuc-cung-om-yeu/

Con dao phải đủ sắc để cắt những cục cưng lỗi thời | Vĩ mô – Đầu tư | Vietstock

“…Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty là trên 1 triệu tỷ đồng, bình quân bằng 1,67 lần vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, có tới 30 tập đoàn, tổng công ty nợ phải trả lớn hơn mức quy định (ba lần vốn điều lệ). Trong đó, có 7 đơn vị nợ trên 10 lần vốn, 9 tổng công ty nợ 5-10 lần vốn và 14 công ty nợ phải trả gấp 3-5 lần vốn. Sự hoang tàng của những đứa “con cưng” này đã khiến cho Chính phủ phải đau đầu để tính chuyện ứng phó…”

Theo chính con số trên, các tập đoàn, tổng cty quốc doanh nợ TRÊN 1 TRIỆU TỈ ĐỒNG.

Tức là có thể 1 triệu tỉ lẻ 1 đồng, có thể 2, 3 triệu tỉ đồng. Chúng ta hãy tạm lấy con số tối thiểu: nợ 1 triệu tỉ đồng, tức 47,6 tỉ USD, theo giá USD = 21000 VND.

Theo đó, số vốn chủ sở hữu là 1/1,67, tức là 28,5 tỉ USD.

Vốn chủ sở hữu khác xa giá trị công ty. Theo tình hình hiện tại, có phần chắc là vốn chủ sở hữu cao hơn giá trị công ty nhiều, do chính ông Huệ công nhận, rất nhiều công ty, tập đoàn bị lỗ nhiều năm.

Như vậy, cho dù đem bán hết các cty, tập đoàn quốc doanh này, cũng khó đem lại 28,5 tỉ USD, mà có thể chỉ 20, 15, hoặc chỉ vài tỉ USD.

Không thể trả nợ
Trong khi đó, số nợ 1 triệu tỉ VND còn đó, quy ra 47,6 tỉ USD còn đó, làm sao giải quyết?

Nhiều ngân hàng “lời khủng” trong năm ngoái, là vì họ tin chắc sẽ thu hồi lại tất cả tiền họ cho vay.
Đang khi, chính họ cũng biết, là đa số dư nợ họ cho vay sẽ không thể nào đòi lại được.

Như trên, chỉ tính cty, tập đoàn quốc doanh, số cho vay là “hơn 1 triệu tỉ đồng”, nếu lấy tiền lời giá rẻ là 20%, thì hàng năm tiền lời lên tới 200 ngàn tỉ đồng, tức khoảng 9,52 tỉ USD.

Trong khi đó, cùng trong bài trên, họ nói: “Mặc dù vậy, hiệu quả đầu tư từ nhóm DN này quá thấp, chỉ đóng góp vào GDP khoảng 38%”.

Mà toàn bộ nền KT VN, theo chính phủ VN công bố, chỉ khoảng 90-106 tỉ USD mà thôi, tùy bản báo cáo.
Cho là cao nhất, theo họ nói, là 106 tỉ USD, như vậy, các cty, tập đoàn này có doanh số hàng năm khoảng 38% của 90-106 tỉ USD, tức là khoảng 34,2 – 40,28 tỉ USD.

Như vậy, cho là các cty, tập đoàn có doanh số hàng năm 38 tỉ USD, làm sao họ trả tiền lời ngân hàng 9,52 tỉ USD, tức là 25%.

Nói khác đi, 1/4 doanh số họ có phải dùng để trả tiền lời.

Xin nhắc lại, KHÔNG PHẢI LỢI NHUẬN, mà là tổng doanh số họ thu vào, chưa trừ vốn (lương công nhân, nguyên nhiên vật liệu, thuế, v.v…), cứ 4 đồng thì phải trả nợ 1 đồng.

Chưa hết, bài trên cũng thú nhận: “Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DNNN chưa bao giờ qua được 6% trong suốt hơn 10 năm qua.”

Hiện nay đang lỗ nặng, nhưng chúng ta hãy rộng lượng, lấy con số vào năm lời nhiều nhất, đó là 6%.
Đây là con số CHƯA trừ lạm phát, trả nợ ngân hàng vì 2 món này là khoảng 15% + 25% tức 40%, không thể lời 46%.

Như vậy, chưa tính bị lạm phát, họ phải trả tiền lời 25% doanh số, do đó cho dù “lời 6%” thì vẫn lỗ 19% doanh số, cho dù là trong năm thuận lợi nhất.

Và 19% doanh số tức là 19% của 38% GDP tức là 7,22% GDP, là con số CP VN phải bù lỗ hàng năm cho các cty này, trong năm thuận lợi nhất, lời 6% trên doanh số.

Trong năm như năm nay, tổng cộng các cty, tập đoàn quốc doanh cho dù là huế vốn, thì vẫn lỗ tiền lời 25% doanh số, tức 25% của 38% GDP, = 9,5% GDP = 8,55 đến 10,1 tỉ USD.

Tính ra tiền VN là vào khoảng 180 ngàn tỉ đến 210 ngàn tỉ đồng, chỉ để phụ cấp cho các cty, tập đoàn quốc doanh khỏi lỗ mất vốn trong năm rồi, cho dù họ kinh doanh huề vốn. Thực tế, họ có thể lỗ hàng mấy chục % vốn.

CP VN không còn cách nào khác, ngoài việc in ra ít nhất 200 ngàn tỉ đồng năm nay cho các cty, tập đoàn quốc doanh để họ trả TIỀN LỜI cho các ngân hàng, để tránh việc sụp đổ HỆ THỐNG ngân hàng.


Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?

http://www.tinkinhte.com/viet-nam/phan-tich-du-bao/tai-cau-truc-nen-kinh-te-don-da-ke-benh-nhan-co-chiu-uong-thuoc.nd5-dt.107924.113121.html


Bàn cờ kinh tế VN bị chia thành rất nhiều mảnh nhỏ. Các mảnh này thường bị chi phối bởi các nhóm độc quyền và đặc quyền - TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright lý giải vì sao Việt Nam thiếu các chính sách tốt.

Ông Anh cho biết cho đến nay, chưa thể có sự thống nhất về mô hình tăng trưởng tốt nhất cho Việt Nam vì đây là một vấn đề rất rộng và phức tạp.

Hơn nữa, tái cấu trúc và thay đổi mô hình tăng trưởng mới chỉ được thảo luận từ sau giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô 2007 - 2008.


TS. Vũ Thành Tự Anh
TS Vũ Thành Tự Anh: So với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc trong giai đoạn phát triển tương đương, tăng trưởng của Việt Nam hiện đắt gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi về đầu tư. 
Ảnh: Vietnamnet

Tuy nhiên, giới nghiên cứu đã tiến gần tới sự đồng thuận về những khiếm khuyết nội tại, có tính cố hữu của nền kinh tế Việt Nam. Nếu như trước đây người ta thường tìm cách biện minh cho các điểm yếu đó thì bây giờ chúng đã được chấp nhận như những thực tế phải sửa đổi.

Gồm những điểm yếu nào, thưa ông?

- Điểm yếu cơ bản nhất trong mô hình tăng trưởng của Việt Nam là tăng trưởng chủ yếu nhờ vào việc bán tài nguyên và gia công trình độ thấp, nhờ vào tăng lượng đầu tư và lấy khu vực kinh tế nhà nước vốn kém hiệu quả làm chủ đạo.

Điều này dẫn đến một số hệ quả như đã thấy trong giai đoạn bất ổn vĩ mô và suy giảm kinh tế gần đây.

Thứ nhất là nền kinh tế kém hiệu quả. Số đơn vị đầu tư cần thiết để tạo ra một điểm phần trăm tăng trưởng GDP (tức là hệ số ICOR) của nền kinh tế tăng rất nhanh, từ 3 vào đầu những năm 1990 lên trên 6 mấy năm gần đây.

Như vậy, so với Nhật Bản, Hàn Quốc và ngay cả Trung Quốc trong giai đoạn phát triển tương đương, tăng trưởng của Việt Nam hiện nay đắt gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi về đầu tư. 

Thứ hai là nguy cơ thường trực về bất ổn vĩ mô. Mô hình tăng trưởng hiện nay chạy theo chiều rộng (chủ yếu dựa vào tăng vốn) mà không theo chiều sâu (không cải thiện được năng suất).

Hệ quả là để tăng trưởng, nền kinh tế Việt Nam cần rất nhiều đầu tư, khiến tín dụng tăng theo. Nhưng do nền kinh tế kém hiệu quả nên kết cục tất yếu là lạm phát cao, thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai lớn.
Thứ ba là một số nhóm đặc quyền đặc lợi cản trở cải cách. Những cải cách quan trọng và thành công nhất của Việt Nam kể từ Đổi mới chủ yếu liên quan tới khu vực nông nghiệp và dân doanh mà chưa đụng chạm nhiều tới những khu vực được hưởng đặc quyền đặc lợi, nhất là những DNNN lớn.

Những DN này được hưởng vị thế độc quyền trên thị trường nội địa, được ưu tiên tiếp cận các nguồn tài nguyên khan hiếm như đất đai và tín dụng nhờ vào vai trò chủ đạo (có tính mặc nhiên) của chúng trong các ngành kinh tế trọng yếu.

Khi không chịu áp lực cạnh tranh từ thị trường và giám sát chặt chẽ từ nhà nước, các DN này đầu tư ào ạt và dàn trải để mở rộng “đế chế” của mình mà không quan tâm đến hiệu quả vì họ biết rằng nếu có thua lỗ chăng nữa thì nhà nước sẽ cứu.

Không những thế, để bảo vệ quyền lợi của mình, các DN này có thể còn cản trở nhiều cải cách hướng đến một nền kinh tế thị trường cạnh tranh bình đẳng và hiệu quả hơn. Khu vực dân doanh vì thế cũng không thể phát triển dù rất năng động và đầy tiềm năng.

Bàn cờ kinh tế bị chia cắt

Theo ông, cuộc hội thảo do Ủy ban Kinh tế Quốc hội và Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức mới đây có đưa ra được giải pháp khắc phục điểm yếu cơ bản này không?

- Đã có một số ý kiến rất đích đáng được nêu tại hội thảo.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng “thay đổi cần bắt đầu từ cái đầu”, tức là nếu nhận thức và tư duy mà không thay đổi thì không thể cải cách được.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng đồng tình và nói thêm rằng đổi mới tư duy cần xuất phát từ cấp lãnh đạo cao nhất của đất nước. GS Võ Đại Lược khẳng định nếu vẫn giữ khu vực nhà nước làm chủ đạo thì không thể tái cấu trúc nền kinh tế.

GS Nguyễn Quang Thái cho rằng đổi mới thể chế là điều kiện tiên quyết để có thể đưa nền kinh tế Việt Nam tiến lên. Còn TS Nguyễn Đình Cung, người chủ trì đề án tái cấu trúc nền kinh tế, nói tái cấu trúc không thuần túy là vấn đề kinh tế mà thực chất là một vấn đề kinh tế - chính trị.

Thế còn quan điểm của ông?

- Một nguyên lý cơ bản của kinh tế học là hành vi của con người bị chi phối bởi các động cơ và khuyến khích, mà những động cơ và khuyến khích này lại được quy định bởi hệ thống thế chế.



Mô tả ảnh.
Nguồn: Số liệu về vốn, doanh thu và lao động lấy từ Báo cáo giám sát tập đoàn, tổng công ty nhà nước của Ủy ban Kinh tế Quốc hội (2009). Số liệu GDP là của năm 2008 lấy từ Tổng cục Thống kê, trong đó khu vực nhà nước bao gồm các DNNN và các hoạt động phi kinh doanh (như quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao v.v...).

Thể chế ở đây được hiểu một cách rộng rãi bao gồm những quy tắc thành văn (hiến pháp, luật, quy định v.v...), những quy tắc không thành văn (văn hóa, phong tục, tập quán v.v...), và những cơ chế cưỡng chế thi hành các quy tắc này.

Một hệ thống thể chế tốt sẽ giúp thu hút người hiền tài vào khu vực công và góp phần tăng hiệu quả, hiệu lực cho những chiến lược, chính sách của nhà nước, mà đây chính là điều chúng ra đang thiếu.
Hãy hình dung nền kinh tế Việt Nam như một bàn cờ. Chia theo cột dọc là 22 bộ và cơ quan ngang bộ. Chia theo hàng ngang là 63 tỉnh thành. Chia theo đường chéo là mười mấy tập đoàn kinh tế nhà nước, vì các tập đoàn hoạt động đa ngành ở nhiều địa phương khác nhau. Bàn cờ kinh tế đã bị chia cắt thành rất nhiều mảnh nhỏ.

Sẽ không có gì đáng lo ngại nếu mỗi mảnh nhỏ đều được điều tiết và bảo đảm có sự cạnh tranh lành mạnh. Vấn đề ở nước ta là các mảnh nhỏ này thường bị chi phối bởi các nhóm độc quyền và đặc quyền. Mỗi mảnh nhỏ này là một “nền kinh tế” và những người có quyền lợi sẽ cố hết sức để bảo vệ nó như bảo vệ thành trì của mình.
Điều này đã, đang và sẽ tiếp tục phá hỏng hoàn toàn chiến lược và quy hoạch tổng thể, dù chiến lược và quy hoạch này đúng đắn đến đâu đi chăng nữa.

Tỉnh nào cũng muốn có sân bay, cảng biển, các KCN và khu kinh tế mở đua nhau mọc lên bất chấp hiệu quả kinh tế. Đất rừng bị cho thuê rẻ vô tội vạ. Các nhà máy thủy điện mọc lên như nấm ở miền Trung và Tây Nguyên. Các tập đoàn đua nhau mở ngân hàng, lập công ty chứng khoán.

Không chỉ bị giới hạn về không gian, tầm nhìn chính sách còn bị giới hạn về thời gian do “tư duy nhiệm kỳ”. Thực chất, “tầm nhìn” của mỗi nhiệm kỳ không phải là 5 năm mà chỉ còn 3 năm vì năm đầu tiên và năm cuối cùng người ta không làm được bao nhiêu.

Khi tầm nhìn chính sách bị giới hạn cả về không gian và thời gian, không những thế, khi các “nền kinh tế nhỏ” phải cạnh tranh với nhau để bảo vệ đặc quyền đặc lợi của mình thì chúng sẽ phá vỡ hoàn toàn các chính sách tổng thể. Đây thực sự là vấn đề lớn, là lý do chính tại sao chúng ta thiếu chính sách tốt.

Cải cách tập đoàn: Bài học từ Trung Quốc

Giải quyết những khuyết tật này như thế nào?
- Đây là câu hỏi lớn, không thể trả lời thỏa đáng trong phạm vi một bài phỏng vấn. Tôi nghĩ cần xuất phát từ một sự đồng thuận cơ bản, đó là nền kinh tế của chúng ta vẫn còn lạc hậu và đang kém hiệu quả, vì vậy cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn.

Đề án tái cấu trúc nền kinh tế do CIEM - Bộ KH&ĐT thực hiện là bước đi cần thiết và đúng hướng.

Để tái cơ cấu thì phải nhận dạng được những “méo mó” quan trọng nhất của nền kinh tế, mà đầu tiên là tình trạng phân bổ và sử dụng nguồn lực kém hiệu quả của các tập đoàn, tổng công ty và các siêu dự án đầu tư công. Khắc phục được tình trạng “méo mó” này sẽ là tiền đề quan trọng để giải quyết các trục trặc có tính cơ cấu khác.

Về phương diện cải cách các tập đoàn kinh tế nhà nước, kinh nghiệm của Trung Quốc có thể hữu ích cho Việt Nam.

Từ sau khủng hoảng tài chính khu vực 1997 - 1998, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã hiểu ra rằng sự tồn tại của những DNNN có sức mạnh kinh tế và thế lực chính trị nhưng lại không bị điều tiết tất yếu sẽ dẫn tới sự bành trướng, độc quyền và lũng đoạn.

Vì vậy, để cải cách các tập đoàn này, phải thay đổi cơ chế giám sát và buộc chúng phải cạnh tranh. Trung Quốc đã thực hiện khá tốt điều này theo ba cách.

Thứ nhất là ép các tập đoàn phải niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế Hồng Kông, London... Do vậy buộc chúng phải minh bạch về tài chính theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Đồng thời, các DNNN phải cạnh tranh quyết liệt với nhau và với các DN nước ngoài trên cả thị trường nội địa và quốc tế.

Thứ hai, khi buộc phải niêm yết và có tính cạnh tranh thì các DN này sẽ phải thuê các chuyên gia quản trị được đào tạo ở nước ngoài.

Các chuyên gia này sẽ mang tới nhiều thay đổi quan trọng về tư duy, quản trị, giúp kết nối DN Trung Quốc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Với khát vọng bá chủ thế giới và vì lợi ích chung của dân tộc, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã chấp nhận “thuê ngoài thể chế”, miễn là điều này mang tới sự cải thiện hiệu quả.

Điều thứ ba, cũng rất quan trọng, khi đã có một số hình mẫu thành công thì cả hệ thống dần dần điều chỉnh theo, không phải để chống lại cái mới mà để thu nạp, nhân rộng nó.

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy thực ra việc “kê đơn” đúng không quá khó, điều thực sự khó là làm thế nào để bệnh nhân chịu uống thuốc, mà điều này lại phụ thuộc vào ý chí của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là những nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước.

Bước đầu tiên trong quá trình cải cách các tập đoàn nhà nước mà Việt Nam có thể thực hiện là công bố báo cáo tài chính của các tập đoàn theo chuẩn mực quốc tế.

Khi được ưu tiên sử dụng các nguồn lực khan hiếm của đất nước và nhận tiền đầu tư từ ngân sách nhà nước, chính xác hơn là từ tiền đóng thuế của người dân, các tập đoàn này phải chịu trách nhiệm giải trình trước công chúng.

Đồng thời, họ phải tự chứng minh mình xứng đáng với vai trò chủ đạo, thực sự là “quả đấm thép” bằng cách tự đứng vững trên đôi chân của chính mình, cạnh tranh thành công trên cả thị trường nội địa và quốc tế.

  • Lê Nhung//VietNamNet

những cái "nhất" đặc trưng của kinh tế Việt Nam?

http://www.tinkinhte.com/viet-nam/phan-tich-du-bao/can-phai-lam-gi-voi-nhung-cai-nhat-dac-trung-cua-kinh-te-viet-nam.nd5-dt.150473.113121.html

5 cái "nhất" là "đặc trưng" của kinh tế Việt Nam đó là: Lạm phát cao nhất, lãi suất cao nhất, thâm hụt thương mại cao nhất, đồng nội tệ yếu nhất, dòng vốn lệ thuộc nhiều nhất vào dòng vốn bên ngoài. Nhận định của tiến sĩ Antonio Emilio của Viện REIT, Philippines.

 

Thật "tự hào" khi chúng ta đem các chỉ số kinh tế thương mại  giữa các nước trong khu vực ASEAN để so sánh thì  có tới 5 cái "nhất" là thuộc về đặc trưng cơ bản của nền kinh tế Việt Nam. Để khắc phục những mặt nhất trên đây của nền kinh tế? Chúng ta đã làm gì và phải làm gì.

Đầu tiên là giảm lượng cung tiền để kiềm chế lạm phát; không làm cho các loại hàng hóa trên thị trường tăng giá bằng cách bán trợ giá; bù lỗ giá điện, nước, xăng dầu; rút bớt lượng tiền trong dân và doanh nghiệp thông qua việc phát hành trái phiếu... Điều chỉnh hành vi tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của người dân thông qua công cụ lãi suất; lãi suất tiền gửi cao nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm của người dân và thế rồi giải pháp của giải pháp lại bị vòng vo xoay một vòng rồi về đúng chỗ cũ vì nguyên nhân gốc của vấn đề là cái nhất thứ 5 "nguồn vốn lệ thuộc luồng tiền bên ngoài đến 80-90% 

Mọt nhận định là với những giải pháp như trên sẽ không còn phù hợp trong một thế giới kết nối và mở cửa với cộng đồng quốc tế, khối thương mại khu vực như ASEAN, EU và cả WTO nữa.

Vì nguồn vốn còn phụ thuộc nên các biện pháp chúng ta thực hiện nếu  nhằm  kiềm chế cái này thì phát sinh bất ổn cái khác tiền đâu để bình ổn mãi giá xăng dâu khi chúng ta phải nhập với giá trên thị trường thế giới giới biến động? các mặt hàng khác cũng tương tự như vàng, ngoại tệ? và các mặt hàng thiết yếu khác  rồi cả chuyện phát sinh tiêu cực như "buôn lậu" qua biên giới .... nếu có chênh lệch lớn giữa thị trường trong nước và thế giới mà trên thị trường tài chính thì giá trị đồng nội tệ lại luôn bị mất giá.

Nhìn ra thế giới  như phương pháp điều hành chính sáchcủa Chính phủ Singapore: Singapore điều chỉnh cán cân thương mại quốc tế bằng cách tăng xuất khẩu hàng hóa ở các khu công nghiệp do Singapore đầu tư ở Indonesia, Việt Nam… thông qua hiệp định thương mạitự do (FTA) ký với Mỹ và EU… Khi thị trường Trung Quốc mở cửa và trongbối cảnh suy thoái kinh tế ở châu Âu và Mỹ, Singapore nhanh chóng tăngtốc làm ăn với nước này. Đầu tư FDI của ASEAN vào Trung Quốc chủ yếu làcủa Singapore (81,2% năm 2008). Singapore hiện dẫn đầu ASEAN trong giao thương với Trung Quốc (95,3 tỉ đô la Mỹ năm 2010). 

Một sự bất ổn nhất là chúng ta phát triển kinh tế không có định hướng hoặc định hướng không trúng trong khi điều kiện cần và đủ để thực hiện mục tiêu phát triển lại chưa đủ thậm chí chưa có sự chuẩn bị. Ví như tiền thân của nền kinh tế nước ta là  nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu mà trong vòng vài thập kỷ gần đây chúng ta đã cấp phép và lập ra bạt ngàn khu công nghiệp,khu đô thị dải đều và chạy dài  trên khắp cả các tỉnh thành rồi không đủ điều kiện đi vào hoạt động khai thác sau đầu tư và để bỏ hoang và tồn đọng nguồn vốn vay, chúng ta đã phá ruộng lúa, giải tỏa nhà cửa, mồ mả lập khu, cụm công nghiệp ở khắp các tỉnh thành trên cả nước với nguồn nhân lực mù cả về tay nghề, ngoại ngữ  và kiến thức thì bị mảng tối trong giáo dục từ phổ thông cơ sở, đại học đào tạo chưa đồng bộ  vẫn ở trong tình trạng  “thầy không ra thầy, thợ không ra thợ”, hoặc “nhiều thầy, thiếu thợ” Mà có một cái rất hay và cũng rất nhất là ở các khu công nghiệp,đô thị này bạt ngàn những biệt thự, chung cư phân nền, phân lô bỏ hoang hàng vài thập kỷ.Vốn đọng ở đầu cơ bất động sản chiếm đến 60 đến 70% nguồn vốn kinh doanh.

Trong bối cảnh thương mại quốc tế phức tạp và đầy biến động như hiện nay, khi nền kinh tế Trung quốc tiếp tục vẫn là đầu tàu cho cả thế giới; khi đồng yen Nhật tăng giá, khi nền kinh tế châu Âu và Mỹ vẫn còn trì trệ, khi lao động của các nước phát triển công nghiệp càng ngày càng già và giá lao động cao, chúng ta vẫn cần tạo ra các chính sách thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài vào lắp đặt nhà máy, xưởng sản xuất ở Việt Nam.Nhưng vấn đề là đầu tư đúng và trúng chứ không thể với chiêu bài khác để vào kinh doanh Bất động sản.
Thật bất công và vô lý khi người nông dân Việt Nam đang sử dụng quỹ đất nông nghiệp để sản xuất tăng gia thì vì một "Dự án ma" nào đó mọc lên rồi có quyết định thu hồi đất và Giải phóng mặt bằng mức đền bù với giá rẻ như "bèo" có 18 triệu 01 sào bắc bộ, rồi qua một "vòng xoay" của "vũ trụ "kinh doanh bất động sản phân lô bán nền cho các đại gia kinh doanh bất động sản hoặc chính những người dân khu vực đó có điều kiện mua với giá lớn gấp 1000 lần đó cũng là thực tế đang diễn ra tại dự án "đô thị xanh" của Đồng Văn Duy Tiên Hà Nam.

Nếu các chính sách đầu tư ngay tư đầu đã không đúng hướng mặc dù trên thực tế để phát triển kinh tế bền vững chúng ta vẫn rất cần các chính sách giảm giá đất khu công nghiệp và nhà ở cho công nhân để làm hài lòng nhà đầu tư và đối tượng của họ là lớp người trẻ của quốc gia. Đầu tư hạ tầng giao thông, điện nước, trường học, bệnh viện rất cần các chính sách ưu đãi để phục vụ mục tiêu sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản phục vụ thị trường cho sản phẩm đầu ra của người nông dân.

Vấn đề bất ổn từ lĩnh vực đầu tư và chính sách đầu tư còn khập khiễng cụ thể các nhà  đầu tư không yên tâm khi nhìn thấy hàng hóa của họ sản xuất ra, xuất nhập đều gặp khó khăn về nguồn cấp điện, nước, xử lý chất thải và vận chuyển hàng hóa ra vào cảng? và đội ngũ nhân lực trẻ thiếu đào tạo nghề căn bản, khi phải sống trong những căn nhà thuê mướn thiếu tiện nghi quanh các khu công nghiệp? Làm thế nào người lao động có thể tích lũy tiền mua nhà để ở khi thu nhập của họ chỉ vài triệu đồng/tháng không đủ tiền chi cá nhân.
Hiện nay với mục tiêu cải thiện cán cân thương mại chúng ta cần phải “mạnh”. Nông ngư nghiệp là hai ngành tạo ra thế mạnh đó. Như đã nêu ở trên, cần tập trung đầu tư các khu công nghiệp vào hai đầu đất nước, các tỉnh khác tập trung vào nông ngư nghiệp, dịch vụ du lịch… Cần phải giữ gìn môi trường xanh và sạch của miền Trung trở thành nơi ăn, chỗ nghỉ ngơi và thưởng ngoạn du lịch của cả nước và thế giới. 

Các khu công nghiệp đã có không chỉ tập trung giải quyết việc làm mà dần dần chúng ta sẽ chuyển sang khâu chế biến nông thủy sản để tăng giá trị xuất khẩu cho nông nghiệp. Các chính sách giảm giá thuê đất, đầu tư công nghệ cho chế biến nông thủy sản cần phải khôn khéo áp dụng trong khuôn khổ WTO.

Mặt khác chỉ cần phát triển công nghiệp tập trung ở hai vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, chúng ta đã vô hình trung chấp nhận quy luật thị trường, mở hướng đầu tư công nghiệp vào phát triển nông nghiệp. Dần dần, các hộ nông nghiệp cần diện tích lớn để khai thác hiệu quả, theo hướng canh tác công nghiệp. Các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cũng sẽ đưa công nghệ kỹ thuật vào lĩnh vực nông nghiệp.

Nếu chính sách vĩ mô không có tầm nhìn sẽ làm cho các địa phương vấp phải các trở lực rất lớn trong phát triển về sau.Cần phải thấy được những đặc điểm thiên nhiên và địa lý để có một chính sách điều hành và áp dụng cho từng vùng miền theo đặc thù kinh tế địa phương. Như các tỉnh ven biển miền Trung trong phát triển kinh tế là tìm ra sự bất cập khi cân bằng trong phát triển du lịch và phát triển ngành hải sản, thậm chí cả công nghiệp.  Chẳng hạn, Phú Yên là một tỉnh có vịnh Vũng Rô rất đẹp, nhưng nếu phát triển nuôi trồng hải sản, xây nhà máy lọc dầu… trong vịnh sẽ làm ô nhiễm vùng biển khiến cho du lịch không còn hấp dẫn. Thừa Thiên Huế có vịnh Lăng Cô rất đẹp nhưng phát triển khu kinh tế và cảng Chân Mây sẽ gây ô nhiễm vùng biển này.

Nếu như những cái nhất của nền kinh tế như lạm phát, lãi suất, thâm hụt thương mại quốc tế được phần nào giải quyết sẽ dần dần cải thiện vị thế của đồng nội tệ. Tuy vậy, sức mạnh đồng nội tệ không chỉ tập trung bằng các biện pháp hành chính. Biện pháp giáo dục ý thức tiêu dùng, xây dựng ý thức tự trọng của dân tộc và ý thức người Việt chỉ dùng hàng việt và tiêu tiền việt ngay trong thị trường quốc nội thôi cũng đã mừng rồi.
Chúng ta nhìn thây tại đất nước ta thôi một số công ty Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan khi sang Việt Nam kinh doanh đều sử dụng sản phẩm chế tạo từ nước mình.Còn ở ta thì sao chỉ sính dùng hàng ngoại và tiêu tiền ngoại.

Một khái niệm sơ đẳng và cần được thông tin truyền thông hay ngành giáo dục với ý thức tự tôn dân tộc không phải là hẹp hòi theo kiểu dân tộc chủ nghĩa. Người Hàn Quốc sử dụng xe của nước mình không chỉ để giúp “đội nhà” mà còn thử (test) sản phẩm ngay trên chính đất nước mình để hoàn thiện sản phẩm, giảm thiểu rủi ro khi đưa ra thị trường thế giới.Vì nếu các sản phẩm như Rượu ngoại, siêu xe, thịt bò Kobe, trái cây ngoại…đã làm cho cán cân thâm hụt của quốc gia tăng thêm.Nếu sản phẩm này người tiêu dùng Việt Nam hạn chế hoặc ngừng tiêu sài thì chắc chắn chúng ta không cần đóng cửa nhập khẩu thì hàng hóa ngoại cũng không có chỗ trên thị trường nội địa nhiều như hiện nay.Phải tuyên truyền và giải thích cho người dân hiểu tình thế của nước mình và họ sẽ tự điều chỉnh hành vi tiêu dùng của mình cho hợp lý và cần phải có tinh thần tự chủ bất diệt trong kinh tế. 

Phân tích tổng hợp. // Tầm Nhìn