Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Tập đoàn VN 'độc quyền trả lương cao'

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2011/12/111229_evn_big_pay_big_issues.shtml



Những ngày cuối năm 2011, một năm nổi bật nhiều vấn đề cho các tổng công ty nhà nước tại Việt Nam, dư luận nước này lại choáng váng khi nghe tin về lương cao quá mức cho quan chức Tập đoàn Điện lực EVN.
Một loạt tờ báo, gồm cả báo của ngành công an đã vào cuộc nêu ra điều họ gọi là 'nghịch lý': làm ăn lỗ nặng nhưng trả lương rất cao của ngành điện lực.

Chủ đề này đang khơi ra các vấn đề chung của nhiều công ty nhà nước hoạt động tại khu vực thiếu minh bạch về quyền sở hữu và trách nhiệm quản trị.

Nhân dịp năm hết Tết đến, báo Việt Nam đưa tin thống kê của nhà nước cho thấy tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, mức thưởng Tết cao nhất là 130 triệu đồng/người, trung bình 8,2 triệu đồng/người.

Nhưng vấn đề là ở chỗ lương và tiền thưởng bị coi là quá cao tại chính các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.


Cao hơn lương tổng bí thư
Theo một bài trên tờ Công an Nhân dân gần đây, lương của nhân viên tại Tập đoàn Điện lực VN là 13,7 triệu đồng một nhưng lương bình quân khối văn phòng tổng công ty lên tới gần 30 triệu VND một tháng, dù công việc tại các văn phòng đều chỉ mang tính bàn giấy.

Tờ báo này, trong bài của ông Bấm
Khổng Minh Dụ cho rằng mỗi năm EVN phải chi lương cho khối văn phòng trên 140 tỉ đồng trong đó lương lãnh đạo là 60-70 triệu.

Điều đáng nói, theo báo chí Việt Nam là EVN, đã làm ăn thua lỗ (40 nghìn tỷ VND) nhưng vẫn có số nhân viên gần một vạn người và trả lương cho tổng giám đốc cao hơn Tổng bí thư Đảng cầm quyền.
EVN cũng vừa tăng giá điện cho người tiêu dùng lên 5%.

Trang ấmTổ Quốc trích lời Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng nói về các doanh nghiệp nhà nước trả lương cao cho quan chức như sau:


"Không phân biệt rõ giữa sở hữu và hoạt động sản xuất kinh doanh trên vốn sở hữu nên dẫn đến sự không minh bạch giữa nguồn ra và chi phí"
TS Nguyễn Hữu Dũng
"Hiện nay lương của Chủ tịch tập đoàn là 61 triệu, nếu thực hiện nâng lương tối thiểu tới năm 2012 họ sẽ là 77 triệu đồng/tháng theo đúng chế độ quy định. Trong khi đó, Tổng bí thư lương được 13 triệu/tháng, bộ trưởng làm 10 năm lên được 45 triệu /tháng."

Cách làm ăn của EVN và nhiều tập đoàn nhà nước khác là hưởng lợi từ cả hai chế độ công tư không rõ ràng.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội được báo Việt Nam trích lời nói:
"Ở đây không phân biệt rõ giữa sở hữu và hoạt động sản xuất kinh doanh trên vốn sở hữu đó vậy nên dẫn đến sự không minh bạch giữa nguồn ra, vì vốn làm ra nguồn tiền, tức là giá trị gia tăng của anh là gì, anh chia tiền lương trên tổng vốn của Nhà nước, vào chi phí chứ không phải hiệu quả,"

Ông giải thích hiện tượng không minh bạch trong hạch toán kinh tế này:
"Nếu không [có minh bạch] doanh nghiệp sẽ có hai sổ, khi trình lương cao thì họ báo lãi, khi xin vốn Nhà nước lại kêu lỗ, tức là thế nào cũng giải thích được,"

Ông cũng nói về cách tổng công ty quốc doanh rằng "họ kinh doanh trong những lĩnh vực rất có ưu thế, tức là có lợi thế cạnh tranh, sản xuất những sản phẩm có tính chất đặc biệt như khai thác tài nguyên: dầu khí, than… kinh doanh độc quyền,"

Sự thiếu minh mạch trong quan hệ sở hữu đi vào cả cơ cấu của các doanh nghiệp nhà nước.

Thua lỗ Nhà nước chịu
Ông Nguyễn Hữu Dũng nói:
"Có khi Chủ tịch Hội đồng quản lý lại là Tổng Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc lại là ủy viên Hội đồng quản lý, nó đang nhập nhằng như thế, giữa vấn đề chủ sở hữu và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa rõ ràng."

Báo Công an Nhân dân thì nêu ra ví dụ hồi đầu tháng 12 chuyện ở Tổng công ty Xăng dầu (Petrolimex) chi sai nguyên tắc trên 500 tỉ đồng, nhưng lại gộp vào các khoản lỗ để Nhà nước phải chịu.

Ngoài ra còn có ngành ngân hàng, và nhìn chung, vẫn theo tờ báo này, chỉ trong mấy năm thôi mà ngành ngân hàng Việt Nam "đã để thất thoát tới 8.000 tỷ đồng, giỏi lắm chỉ thu lại được 2.000 tỷ, mất toi 6.000 tỷ".

Tác giả Khổng Minh Dụ nêu ý kiến chua chát, "Vậy mà lương bình quân của ngành này lại cao ngất ngưởng".

Nhà báo này nêu ra vấn đề "nghịch lý" trong việc trả lương và tham nhũng tại các tập đoàn nhà nước và đặt ra câu hỏi về công bằng xã hội.

Các đại công ty nhận vốn của nhà nước tại Việt Nam đã bị nhiều nhà quan sát nước ngoài từ lâu nay cho là "vấn nạn chính" của 
Bấm
cải tổ hệ thống kinh tế pha trộn cộng sản và tư bản tại Việt Nam hiện nay.


Các báo nước ngoài đang chờ xem vụ xử tập đoàn đóng tàu Vinashin vào tháng 1/2012 tại London sẽ diễn biến ra sao và chính phủ Việt Nam sẽ rút ra bài học gì.

Và càng gần đây, dư luận Việt Nam cùng báo chí chính thống bắt đầu nhận thấy các nhóm đặc quyền đặc lợi tập hợp trong những tập đoàn này bất lực trong việc đem lại hiệu quả kinh tế cho toàn xã hội như mong muốn.

Câu hỏi là hệ thống cầm quyền ở Việt Nam có dám động vào các "con cưng" của họ khi chúng đã thành các "đại gia nặng nợ" hay không.

Bối cảnh chung hiện nay là Việt Nam phải giảm chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với GDP cả năm đạt 5.89% chứ không còn là con số 7-8% như trước.

Ngân hàng Thế giới cũng khuyến cáo Hà Nội cải thiện tính hiệu quả của đầu tư công thông qua phân bổ hợp lý hơn.

Định chế tài chính này cho rằng tại Việt Nam hiện "có những rủi ro hệ thống tiềm tàng trong khu vực tài chính do: tăng trưởng tín dụng cao bất bình thường trong các năm trước, lãi cho vay cao và khả năng quản lý rủi ro kém".

Các bài liên quan


Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Ngân hàng vẫn cho vay lãi suất 22 - 23%/năm

http://webgiavang.com/News/Details/2894-ngan-hang-van-cho-vay-lai-suat-22-23-nam


Nguyên do lãi suất liên ngân hàng quá cao trong khi nguồn vốn không dồi dào và một số đơn vị huy động lãi suất vượt trần 3-4%/năm, Tuổi trẻ cho biết.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ - đối tượng được ưu tiên theo định hướng của NH Nhà nước - vẫn khó tiếp cận vốn NH. Còn người gửi tiền bức xúc vì tốc độ giảm LS cho vay không tương thích với tốc độ giảm lãi suất huy động.

Trên 20%/năm

Bà D.T., giám đốc Công ty cổ phần NB, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gia công kính tại quận Tân Bình, cho biết các khoản vay cũ trong năm 2011 vẫn phải chịu LS 23%/năm. Với LS này, nay lợi nhuận không đủ trả lãi cho NH, đặc biệt trong điều kiện đầu ra của công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các dự án xây dựng bị đình đốn. Hơn nữa, NH còn rất kén tài sản thế chấp. “NH không nhận tài sản thế chấp là máy móc thiết bị. Còn bất động sản họ lại bảo quá rủi ro” - bà D.T. nói. Trong điều kiện hiện nay, kế hoạch vay thêm khoảng 20 tỉ đồng để mở rộng xưởng sản xuất gia công cho năm sau đành phải gác lại.

Ông Trần Ngành, giám đốc Công ty văn phòng phẩm Quyky, cho biết đã gom tiền trả nợ trước thời hạn vì LS tăng lên 22%/năm. Năm 2012 ông sẽ hạn chế tối đa vay vốn NH vì LS quá cao. Trong trường hợp cần kíp ông sẽ chỉ vay tối đa 3-5 tỉ đồng để làm vốn lưu động, mua dự trữ một số nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất bút bi. Ông Ngành cho biết LS cho vay ngoài 19%/năm là quá sức chịu đựng của DN.

Ông Lâm Trọng Sơn, tổng giám đốc Công ty TNHH gỗ sấy Gosago, cho rằng đầu ra của DN vẫn còn khó khăn, nhất là đầu ra ở thị trường nội địa (hiện chiếm 70% tổng sản lượng sản xuất). Do vậy LS cho vay 19%/năm theo ông vẫn quá cao. “Doanh nghiệp nào cũng cần vốn để làm ăn. Nhưng thử hỏi với LS cao như vậy làm sao doanh nghiệp có thể trụ nổi?” - ông Sơn nói. Theo tính toán của ông Sơn, doanh nghiệp chỉ có thể duy trì hoạt động sản xuất với LS 15-16%/năm.

Tái diễn huy động vượt trần

Lý giải nguyên nhân chậm giảm LS, lãnh đạo một NH cổ phần tại quận 1 đổ lỗi cho LS cho vay trên thị trường 2 quá cao và nguồn vốn cho vay không dồi dào. Hiện nhiều NH nhỏ vẫn phải cậy nhờ thị trường 2 trong khi muốn vay được vốn của NH bạn phải có tài sản thế chấp. Cũng theo vị lãnh đạo này, hiện nay hầu hết NH đều dư “room” tín dụng.

Tuy nhiên có thực tế khác tác động đến đà giảm của LS cho vay là việc tái diễn tình trạng huy động vượt trần. Bà L., giám đốc một DN, kể do bức xúc về việc LS huy động đã giảm xuống 14%/năm hơn ba tháng qua nhưng LS cho vay vẫn cao, bà đã đem tiền gửi NH và phát hiện nhiều NH vẫn huy động vượt trần đến 3-4%/năm. “Từ thực tế của chính mình, tôi nghiệm ra rằng nếu NHNN không kiên quyết xử lý NH huy động vượt trần thì rất khó hạ LS cho vay” - bà L. nói.

Phó tổng giám đốc một NH cổ phần tại quận 1 xác nhận có tình trạng NH huy động vượt trần và việc này ảnh hưởng đáng kể đến tình hình huy động tại NH. Theo vị phó tổng giám đốc này, thời điểm này thanh khoản tiền mặt không quá căng thẳng như vài tháng trước, nhưng cận tết doanh nghiệp cần tiền mặt để chi trả lương thưởng tết cho nhân viên nên phải âm thầm khuyến mãi để huy động vốn ngắn ngày.

“Công nghệ” huy động vượt trần tại NH ngày càng tinh vi hơn, ngoài cách chi tiền mặt, có NH yêu cầu khách hàng mở tài khoản tại NH, rồi làm thủ tục nộp rút tiền. Nhân viên NH giải thích đó chỉ là thủ tục chứ thực chất khách hàng chỉ ký giấy mà không phải nộp tiền. Thông qua tài khoản này, NH sẽ làm thủ thuật để tăng số điểm thưởng cho khách hàng và chi thưởng. Hiện đỉnh LS huy động trên thị trường đã lên đến hơn

18%/năm ở các kỳ hạn ngắn.

Thực trạng trên đang khiến mục tiêu kéo giảm lãi suất cho vay xuống theo yêu cầu của Chính phủ và NHNN gặp nhiều khó khăn. Một lãnh đạo NH cổ phần cho rằng chủ trương kéo giảm LS cho vay xuống 10%/năm cần có thời gian, nếu giảm quá nhanh, thay vì gửi VND người dân sẽ chuyển sang mua USD cất giữ.

Nguyên thống đốc NHNN Cao Sỹ Kiêm cho biết DN nhỏ phản ảnh rất nhiều về tình trạng LS cao, làm cho sản xuất kinh doanh đình đốn. Theo ông Kiêm, huy động vốn khó khăn chính là lý do NH khó hạ LS cho vay.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, hiện nay không chỉ NH nhỏ mà các NH lớn cũng phải treo thưởng hậu hĩnh để thu hút tiền gửi. Một NH vừa trao thưởng chương trình huy động dự thưởng sáng 27-12 với phần thưởng là chiếc xe Camry cho biết hơn 50% vốn huy động được qua chương trình là vàng và ngoại tệ, chứng tỏ LS huy động VND chưa hấp dẫn.

Chủ tịch hội đồng quản trị một NH quy mô nhỏ xác nhận khó huy động vốn bằng VND. “Việc đưa LS cho vay lên cao là để hạn chế cho vay, chứ NH không thể lấy lý do huy động khó, không có nguồn cho vay”, ông này nói. Theo ông này, sang năm 2012 cũng chưa hứa hẹn được điều gì mà tất cả phụ thuộc việc có huy động được vốn hay không.

ÁNH HỒNG - TRẦN VŨ NGHI
 Tuổi Trẻ

Ngân hàng nhỏ đau đầu vì thanh khoản?

http://webgiavang.com/News/Details/2898-ngan-hang-nho-dau-dau-vi-thanh-khoan


Trong lúc các NH lớn đủ điều kiện tham gia thị trường mở có tín hiệu dư thừa, sẽ có không ít các ngân hàng nhỏ đang rơi vào giai đoạn rất khó khăn trong thanh khoản tiền đồng khi mà nhu cầu rút tiền trong dân tăng mạnh trong dịp tết…

Ngược với diễn biến bơm ròng của hai tuầnTrong lúc các NH lớn đủ điều kiện tham gia thị trường mở có tín hiệu dư thừa, sẽ có không ít các ngân hàng nhỏ đang rơi vào giai đoạn rất khó khăn trong thanh khoản tiền đồng khi mà nhu cầu rút tiền trong dân tăng mạnh trong dịp tết…  trước đây, trong tuần đến ngày 23.12, NHNN quay trở lại hút ròng trên thị trường mở (OMO) với tổng lượng tiền theo một con số thống kê xấp xỉ 10.000 tỉ đồng. Việc hút ròng được NHNN thực hiện trong cả 5 phiên giao dịch trong tuần. Bơm hay hút trên thị trường OMO là động thái bình thường của NHNN, ngay cả động thái hút ròng sau những tuần bơm ròng vừa qua cũng là thể hiện sự linh hoạt trong việc điều hành cung tiền qua thị trường mở nhằm giảm bớt khó khăn về thanh khoản cho hệ thống NH cũng như giảm áp lực lên lạm phát trong năm 2012.

Song cũng trong tuần này, một tổ chức đầu tư đưa ra nhận định, nhìn chung các ngân hàng cũng không có nhu cầu hấp thụ hết số tiền mà NHNN chào ra do bản thân những ngân hàng tham gia này thanh khoản khá tốt. Bên cạnh đó, số ngân hàng này (có đủ điều kiện tham gia thị trường mở với NHNN) cũng hạn chế cho vay nhiều đối tượng trên thị trường liên ngân hàng.

Không giống như các ngân hàng được tham gia thị trường mở, thời điểm từ nay đến Tết Nguyên đán được cho sẽ là giai đoạn rất khó khăn trong thanh khoản  tiền đồng của các ngân hàng nhỏ. Khó khăn càng lớn hơn khi mà theo thông lệ hằng năm, nhu cầu rút tiền trong dân cư tăng mạnh dịp tết trong khi các ngân hàng này lại bị hạn chế vay liên ngân hàng và không đủ giấy tờ có giá để tham gia thị trường mở. Chưa nói đến các điều kiện vay tái cấp vốn ngặt nghèo hơn và các ngân hàng cũng bị kiểm soát chặt về trần lãi suất huy động từ dân  cư.

Ngay trên thị trường liên ngân hàng tuần qua, lãi suất dù có những biến động, song nhìn chung vẫn duy trì mức ổn định ở mức như tuần trước đó. Việc lãi suất liên ngân hàng duy trì ổn định và có xu hướng giảm trong các tuần qua, theo nhiều đánh giá là do các giao dịch phát sinh chủ yếu giữa các ngân hàng lớn và có thanh khoản đảm bảo. Còn với các ngân hàng nhỏ, các ngân hàng lớn gần như hạn chế cho vay hoặc yêu cầu phải có tài sản đảm bảo.

Trong khi đó, bản thân các ngân hàng lớn cũng sẽ phải chịu áp lực sụt giảm thanh khoản do việc rút tiền chi tiêu tết và nhu cầu vốn tăng cao thời điểm cuối năm vẫn là nguyên nhân khiến một số ngân hàng cung nguồn hạn chế. Lãi suất liên ngân hàng có thể sẽ lại tăng nhẹ và cùng với các dự báo về việc NHNN sẽ hút ròng trong tuần tới, các ngân hàng nhỏ có nguy cơ gặp thêm khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn từ các ngân hàng bạn. Chính với các diễn biến trên đây, dù có những tiền đề cho việc giảm lãi suất như lạm phát giảm và cán cân thanh toán được dự đoán thặng dư, một số ý kiến cho rằng khả năng lãi suất giảm trong giai đoạn này là không nhiều.

Thực tế, tình hình khó khăn tạm thời về thanh khoản của một số NHTM cổ phần được NHNN ghi nhận ngay từ tháng 10.2011 và đây được cho là nguyên nhân chính gây biến động trên thị trường liên ngân hàng vào thời điểm đó. Việc mất cân đối về kỳ hạn giữa huy động vốn ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn, do huy động vốn từ các tổ chức, dân cư giảm và huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng chưa đủ bù đắp là các lý do khiến số các ngân hàng nói trên gặp khó khăn về thanh khoản, dù rằng là tạm thời. NHNN lúc đó phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ thông qua tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở.

Văn Nguyễn
 Lao động

Góc khuất những con số

http://webgiavang.com/News/Details/2900-goc-khuat-nhung-con-so


Có rất nhiều điều phải xem lại sau những con số đẹp về tăng trưởng tín dụng, nợ xấu và lợi nhuận của ngân hàng.

Ngành ngân hàng kết thúc năm 2011 với nhiều con số khá đẹp. Chẳng hạn, tăng trưởng tín dụng cả năm chỉ 13%, thấp hơn nhiều giới hạn 20%; nợ xấu cũng chỉ 3,39% tổng dư nợ toàn hệ thống; lãi suất huy động cũng đang được duy trì tương đối nghiêm ở mức 14%/năm. Và quan trọng nhất là không ít ngân hàng công bố lãi lớn, chia cổ tức cho cổ đông lên tới 15-20%. Thế nhưng, đó chỉ là những con số trong báo cáo.

Tăng trưởng tín dụng thực là bao nhiêu?
Dư nợ tín dụng toàn hệ thống chỉ tăng khoảng 13%, một con số đẹp hơn mong đợi. Thế nhưng, không phải ngân hàng nào cũng đạt được con số này. Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ nói là hầu hết chứ không phải toàn bộ các ngân hàng đều tăng dưới 20%.

Theo Ngân hàng Nhà nước, đây là những ngân hàng lách trần tăng trưởng tín dụng bằng các hình thức như nhận ủy thác cho vay (nhận vốn của tổ chức cá nhân để cho vay), để tiền dưới dạng khoản phải thu (tiền của ngân hàng ủy thác cho một đơn vị để đầu tư, nhưng thực chất không phải là để đầu tư mà là nhằm chuyển tiền ra khỏi ngân hàng để sử dụng cho vay). Con số của các nghiệp vụ này chưa được nêu trong báo cáo cuối năm của Ngân hàng Nhà nước, nhưng đến cuối tháng 5.2011, hàng ngàn tỉ đồng đã được triển khai theo hình thức này.

Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cũng cho rằng mức tăng trưởng tín dụng 13% không phản ánh được thực tế, vì tình trạng gia tăng các khoản phải thu, ủy thác đầu tư là khá phổ biến tại các ngân hàng trong một thời gian dài và hiện vẫn còn tiếp diễn.

Vậy tăng trưởng tín dụng thực là bao nhiêu? Một quan chức cấp cao thuộc Ngân hàng Nhà nước (không muốn nêu tên) đánh giá, con số thực có thể là 15%. Dù đây không phải là con số quá lớn, nhưng ông lo ngại những khoản đầu tư theo kiểu lách quy định thường rơi vào những lĩnh vực nhạy cảm hoặc rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán.

Hàng chục ngàn tỉ đồng chi thêm cho người gửi tiền
Một vấn đề đáng quan tâm khác là các ngân hàng sẽ hạch toán các khoản chi vượt trần lãi suất huy động như thế nào.

Tình trạng vượt trần dưới hình thức khuyến mãi, quà tặng, bốc thăm trúng thưởng... cho người gửi tiền có lẽ chỉ tạm lắng trong tháng 11.2011, trong khi xảy ra phổ biến trong một thời gian dài từ cuối năm ngoái đến tháng 9. Và hiện nay, tình trạng trên đang có dấu hiệu quay trở lại (do nhu cầu vốn của ngân hàng thường tăng cao vào cuối năm). Nếu tính đúng tính đủ, mức lãi suất thực tế các ngân hàng trả cho người gửi tiền là 17%, thậm chí 18%, tức chênh lệch từ 3-4 điểm phần trăm so với quy định.

Một cán bộ Ngân hàng Nhà nước (không muốn nêu tên) đặt câu hỏi các ngân hàng lấy tiền ở đâu để chi cho người gửi tiền và khi chi rồi thì hạch toán vào đâu. Vị này ước tính tổng lượng tiền các ngân hàng chi thêm cho người gửi không dưới vài chục ngàn tỉ đồng.

Ông cho rằng cần làm rõ các khoản chi trên vì chúng có liên quan đến sự minh bạch về các khoản lãi, lỗ hoặc một số chỉ tiêu rủi ro của ngân hàng. Việc này không thể chỉ bằng giám sát thanh tra nội bộ, mà phải có đơn vị kiểm toán độc lập vào cuộc.

Nợ xấu không chỉ gấp đôi
3,39% là tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng (tương đương 85.000 tỉ đồng). Trong đó, nợ xấu của nhóm tổ chức tín dụng trong nước là 3,44%. Đây có lẽ là con số tương đối tạm chấp nhận được nếu là thực.

Tuy nhiên, ông Trần Minh Tuấn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho rằng số nợ xấu này chưa phản ánh đúng thực chất rủi ro của các tổ chức tín dụng, do 2 nguyên nhân.
Một là tiêu chuẩn phân loại nợ hiện nay mà Ngân hàng Nhà nước ban hành còn nhiều điều chưa hợp lý.

Hai là các tổ chức tín dụng thường không phân loại nợ đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank, cho rằng cái gốc của vấn đề là các ngân hàng thực hiện không đúng chuẩn mực, nên dù có tính đúng công thức thì vẫn không cho con số nợ xấu có mức độ tin cậy cao.

Từ năm 2005, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Trong đó, Điều 6 quy định phân loại nợ theo phương pháp định lượng, còn Điều 7 là theo phương pháp định tính.

Tuy nhiên, theo ông Hà, BIDV, đến nay mới chỉ có một số ngân hàng áp dụng phân loại nợ theo Điều 7 gồm BIDV, Techcombank và Vietcombank. Điều này dẫn đến tình trạng là cùng một khách hàng nhưng có ngân hàng xếp vào nợ nhóm 2, có ngân hàng xếp vào nợ nhóm 1. Sự thiếu đồng nhất trong phân loại nợ như thế ắt hẳn sẽ dẫn đến con số thống kê nợ xấu toàn hệ thống thiếu chính xác.

Muốn tính đúng, tính đủ nợ xấu, biện pháp đầu tiên là thống nhất cách tính nợ xấu. Đó là lý do từ ngày 1.4 tới, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng công khai nợ xấu theo một số tiêu chí của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Ba góc khuất nói trên đều liên quan đến chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung và mức lãi nói riêng đối với từng ngân hàng. Giả sử nợ xấu tăng gấp đôi, nợ có khả năng mất vốn cũng tăng tương ứng thì trích lập dự phòng cũng lớn gấp đôi cho các khoản này. Đương nhiên, lợi nhuận theo đó sẽ giảm đi. Hay như khoản chi trả cho phần vượt trần lãi suất, nếu hạch toán chính xác vào chi phí thì con số lãi/lỗ liệu có đúng như các ngân hàng đưa ra hay không?

Trong khi đó, gần đây một số ngân hàng công bố lãi lớn với mức cổ tức chia năm 2011 cho cổ đông có thể lên đến 15-17%, thậm chí 20%.

Ông Tuấn, Ngân hàng Nhà nước, cho rằng nếu trích lập các quỹ dự phòng rủi ro và làm đúng quy định, có thể mức lãi không nhiều như thế. Rõ ràng, khi chất lượng tín dụng, chất lượng tài chính của các ngân hàng còn nhiều góc khuất thì khó có thể khẳng định các con số trong báo cáo là lãi thực.

Vũ Dũng
 NCĐT

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Việt Nam: lạm phát 2011 ở mức 18,6%

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2011/12/111223_viet_inflation.shtml


Thống kê mới nhất cho hay tỷ lệ lạm phát cả năm 2011 lên tới 18,58%, với chỉ số giá cả các mặt hàng lương thực thực phẩm, nhà ở, giáo dục và giao thông tăng mạnh nhất.
Tổng cục Thống kê hôm thứ Sáu 23/12 cho hay giá lương thực thực phẩm tăng 22,8%, giá nhà ở 19,7% trong khi các chỉ số giá giao thông và giáo dục tăng 16% và 23%.
Tỷ lệ lạm phát tháng 12 tăng 18,13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong năm nay, chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp siết chặt kiểm soát tiền tệ và giảm chi tiêu công nhằm kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, lạm phát ở Việt Nam vẫn ở mức cao. Con số năm 2010 là 11,5%.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp với lãnh đạo các tỉnh thành sáng thứ Năm 22/12 nói quyết tâm của chính phủ là đưa tỷ lệ lạm phát xuống dưới 10% trong năm 2012.
Theo ông thủ tướng, trong năm 2012 "vẫn phải ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát".
Ông Dũng được báo chí trong nước dẫn lời nói: "Chính phủ sẽ tính toán các mặt và phấn đấu lạm phát năm tới giảm xuống còn khoảng 9%".
"Ngoài ra, Việt Nam phải kiểm soát nhập siêu ở mức 10% như năm 2011, giữ tỷ giá ổn định."
Phương án tăng trưởng của Chính phủ Việt Nam hiện nay là 6% GDP, có thể tăng lên 6,5% nếu điều kiện thuận lợi.
Thế nhưng nhiều chuyên gia nhận định kinh tế 2012 trên thế giới diễn biến khó lường, thậm chí khó khăn hơn cả năm 2011.

VN giảm nhập siêu, tăng nhập hàng xa xỉ

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2011/12/111228_vn_trade_deficit.shtml


Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cảnh báo thâm hụt thương mại sẽ tăng.

Thâm hụt thương mại của Việt Nam có giảm nhưng chính phủ lo ngại nhập siêu trong năm sau sẽ tăng.

Tổng Cục thống kê trong một báo cáo sơ bộ cho biết nhập siêu năm 2011 ở mức 9.5 tỷ USD, so với 2010 (12.4 tỷ), 2009 (12.8 tỷ) và 2008 ở mức kỷ lục (17 tỷ).
Xuất khẩu của tăng 33,3% so với năm ngoái, đạt 96,2 tỷ USD trong khi nhập khẩu tăng 24,7% đạt 105,7 tỷ USD.
Lý giải về điều được báo chí Việt Nam mô tả là “thành công bước đầu này”, Bộ Công Thương cho biết yếu tố cơ bản góp phần giảm nhập siêu trong năm 2011 là xuất khẩu tăng trưởng mạnh.
Trong khi đó giới quan sát cho rằng việc chính phủ phá giá tiền đồng mạnh trong năm nay là yếu tố để Việt Nam đẩy mạnh được xuất khẩu.

'Xuất gạo chỉ đủ nhập xe'
Báo điện tử Bấm Chính phủ mô tả “nhập siêu được kiểm soát có hiệu quả thông qua các chính sách, giải pháp do Chính phủ và các Bộ ngành ban hành, trong đó, riêng việc ban hành và triển khai hiệu quả các biện pháp kiểm soát nhập khẩu đối với nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu”.

Tuy nhiên báo Bấm Lao Động cảnh báo thực trạng không thể kiềm chế được “chứng” nhập siêu hàng xa xỉ.

“Cụ thể là nhập khẩu ôtô dưới 9 chỗ nguyên chiếc đạt con số tới hơn 32.000 xe, tăng khoảng 8% so với cùng kỳ; trong khi mặt hàng điện thoại di động và linh kiện tăng tới 74% so với cùng kỳ”.
"Hàng chục triệu nông dân trên toàn Việt Nam làm lụng vất vả để xuất khẩu được lượng gạo và lượng tiền chỉ bằng đúng số tiền nhập ôtô và điện thoại di động"
Báo Lao Động
Báo này nói tính toán đến khoảng tháng 11 năm 2011, Việt Nam xuất khoảng hơn 6 triệu tấn gạo và đạt gần 4 tỉ USD.
“Theo các chuyên gia thì đây đúng là sự trả giá”.
“Bởi hàng chục triệu nông dân trên toàn Việt Nam làm lụng vất vả để xuất khẩu được lượng gạo và lượng tiền chỉ bằng đúng số tiền nhập ôtô và điện thoại di động”.

Điểm đáng chu ý là “nếu so sánh với số tiền khoảng 10 tỉ USD nhập khẩu hàng xa xỉ trong năm 2010 thì số tiền gần 14 tỉ nhập khẩu hàng xa xỉ năm 2011 vẫn thực sự là điều đáng cảnh báo”, báo Lao Động bình luận.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng được truyền thông Việt Nam trích dẫn nói cảnh báo thâm hụt thương mại vẫn có thể lên đến 13 tỷ USD vào năm 2012.

Theo Bấm AFP, Việt Nam là một trong những nước hiện chịu mức lạm phát cao nhất nhất thế giới - đạt 18,13% vào tháng 12 tính theo năm - và chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng coi chống lạm phát là ưu tiên cao nhất trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cho năm 2012.


Vấn đề đầu tiên trong tái cơ cấu ngân hàng

http://webgiavang.com/News/Details/2889-van-de-dau-tien-trong-tai-co-cau-ngan-hang


Tái cấu trúc ngân hàng (NH) phải bằng con đường xử lý nợ xấu, bảo đảm cho NH có thanh khoản để hoạt động bình thường. Số tiền này là bao nhiêu, lấy ở đâu?

Ngân hàng to
Ba NH thương mại nhỏ yếu là Sài Gòn (SCB), Việt Nam Tín nghĩa (TNB) và Đệ Nhất (FCB) đã “tái cơ cấu” thành một NH, người dân có thể hiểu tái cơ cấu NH là việc sáp nhập những NH nhỏ yếu.

Một NH hợp nhất nhất định lớn hơn ba NH riêng lẻ tiền thân, nhưng có mạnh hơn không thì còn là dấu hỏi, bởi nếu chỉ cần “ba cây chụm lại” thì Trung ương, Chính phủ, các ngành, các cấp đâu phải lo như đã thấy. Bởi sau hợp nhất, NH tuy đã lớn hơn nhưng lại còn phải mạnh hơn nữa chứ. Chỉ sáp nhập suông không đủ, phải có thuốc men, có bổ dưỡng. Lấy tiền ở đâu để làm những việc này, ai bỏ ra?

Câu hỏi trên còn chưa được giải đáp thì lại nảy sinh câu hỏi khác. Số là trên một tờ báo gần đây có một bài với tiêu đề “Vấn đề “đầu tiên”... và tái cơ cấu NH”.

Vấn đề “đầu tiên” được giải thích là “tiền để xử lý nợ xấu” khi tái cơ cấu, thường gọi là nợ khó đòi, tiền NH cho vay nhưng đã quá hạn mà người vay không có khả năng trả. NH tuy là kho tiền, nhưng phần lớn là tiền của thiên hạ gửi. NH lấy tiền gửi này và tiền khách hàng trả nợ làm nguồn vốn cho vay, hình thành dòng lưu chuyển liên tục “tiền gửi - tiền cho vay - tiền trả nợ...”.

Nhưng khi nợ xấu xuất hiện, dòng tiền này bị đứt. Do người vay không trả nợ đúng hạn, NH không có tiền để trả cho người gửi hoặc cho vay tiếp, từ chuyên môn gọi là thiếu thanh khoản. Hiện nay, nợ xấu xuất hiện chủ yếu trong tín dụng bất động sản và chứng khoán, bắt nguồn từ tình trạng trầm lắng của hai thị trường này.
Kinh tế thị trường có cách xử lý tình trạng thiếu thanh khoản tạm thời này qua thị trường liên NH (các NH cho nhau vay qua đêm, qua tuần, thậm chí qua tháng), hoặc qua thị trường mở (NH Nhà nước bơm tiền cho các NH thương mại vay lại dưới hình thức gọi là tái cấp vốn, tái chiết khấu...).

Tuy nhiên, khi nợ xấu quá lớn do NH quản lý yếu kém kéo dài, các giải pháp trên không còn đủ giúp khắc phục tình trạng thiếu thanh khoản và NH đứng trước nguy cơ phá sản. Nếu phá sản, tài sản, vốn liếng của NH được xử lý theo quy định của Luật Phá sản.

Toàn bộ tài sản thực có của NH được đặt dưới sự kiểm soát của tòa án, trước hết dùng để trả nợ, chủ yếu là trả lại tiền gửi. Phần còn lại chia cho các chủ sở hữu NH.

Bao nhiêu, ở đâu?
Quan điểm được chấp nhận hiện nay dường như không muốn để cho một NH nào phá sản. Vậy phải “tái cơ cấu”. Vấn đề “đầu tiên” lập tức nảy sinh: phải bằng con đường xử lý nợ xấu, bảo đảm cho NH có thanh khoản để hoạt động bình thường. Số tiền này là bao nhiêu, lấy ở đâu?

Được biết trong những năm 1999-2007, NH Nhà nước đã phải chi 1.500 tỷ đồng để tái cơ cấu 17 NH. Còn bây giờ, theo số liệu của NH Nhà nước, nợ xấu của hệ thống NH chiếm khoảng 3% tổng dư nợ tín dụng, tức khoảng 79.500 tỷ đồng.

Một nhà kinh tế khác đã đưa ra con số lớn hơn: 8,5%, tức khoảng 325.250 tỷ đồng. Một định chế tài chính quốc tế còn đưa ra con số lớn hơn nữa: tới 10%. Vậy là muốn tái cơ cấu NH, phải tìm ra nguồn tiền khổng lồ đó.

Đã có ý kiến dùng tiền của ngân sách và của NH Nhà nước như đã làm trước đây. Cách này tuy đơn giản nhưng bất khả thi, bởi trong điều kiệm lạm phát và bội chi ngân sách lớn như hiện nay, ngân sách và NH Nhà nước không thể bỏ ra những khoản tiền lớn như thế. Thêm nữa, nếu làm vậy tức là chuyển gánh nặng yếu kém của các NH sang cho dân, cho nước.

Vậy thì chỉ còn cách xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trường, qua con đường mua bán nợ. Hiện nay ta đã có Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) có thể đảm nhiệm việc này, nhưng chắc rằng không đủ khả năng mua hết nợ xấu của các NH, nếu không có sự tiếp sức của ngân sách và NH Nhà nước và huy động vốn trong dân.

Cũng có ý kiến thu hút các công ty mua bán nợ nước ngoài để bổ sung vốn cho thị trường mua bán nợ, đồng thời qua đó tiếp thu kỹ năng quản lý loại hoạt động mới mẻ này.

Đặc điểm của cách mua bán nợ là nó san sẻ trách nhiệm cho các bên liên quan. Thí dụ đơn giản bằng số: DATC mua 100 tỷ đồng nợ xấu của một NH với giá 40 tỷ đồng. Với giá này, NH lỗ ngay mất 60 tỷ, nhưng lại có ngay 40 tỷ đồng tiền tươi.

Sau vụ mua bán này, các con nợ (khó đòi) của NH trở thành con nợ của DATC với số nợ phải trả (theo sổ sách) vẫn là 100 tỷ đồng. Nếu DATC thu được hết số nợ này, sẽ có được số lãi gộp (chưa trừ chi phí và thuế) là 60 tỷ đồng.

Nhưng con nợ thường là những người gặp rủi ro trong kinh doanh. Để trở lại thương trường, họ có thể đề nghị DATC giảm nợ và DATC cũng có thể chấp nhận đề nghị này với nguyên tắc bảo đảm thu hồi được vốn (40 tỷ đồng) và có lãi hợp lý.

Hoạt động của DATC tuy mang tính chất kinh doanh, nhưng thực tế là tham gia xử lý khủng hoảng công nợ, tạo điều kiện cho NH và các doanh nghiệp liên quan khôi phục hoạt động kinh tế bình thường.

Trong vấn đề xử lý nợ xấu ở các NH, cũng có ý kiến quy toàn bộ trách nhiệm cho NH. NH nào không tự giải quyết được tình trạng thiếu thanh khoản thì cứ cho phá sản. Ta hiện có hơn 40 NH, trong đó 12 NH lớn nhất nắm tới 85% thị phần.

Vậy một vài NH nhỏ yếu có phá sản thì cũng không thể làm sụp đổ được toàn bộ hệ thống tín dụng, trong khi phá sản cũng là một cách “tái cơ cấu” đặc trưng của kinh tế thị trường. Trong vấn đề này, tác động của các nhóm lợi ích sẽ không nhỏ.


LÊ VĂN TỨ
 DNSG

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì?

http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/07/12/kinh-t%E1%BA%BF-th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-d%E1%BB%8Bnh-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-xhcn-la-gi/


KT thị trường ĐỊNH HƯỚNG XHCN, một khái niệm tuyệt vời do ĐCS VN chế tạo ra và vận dụng trong 20 năm nay. Sau 20 năm nó vẫn phù du như mây gió, không ai hiểu nổi nó là cái gì. Phân tích kĩ ra thì nó gồm có 3 phần, được làm tối ý một cách có chủ đích, là “KTTT”, “định hướng” và “XHCN”. Nó lủng củng như một nồi lẩu hổ lốn các mỹ từ nghe thì vui tai nhưng các thành tố vả nhau bôm bốp vậy, giống như “Tôi đi trộm cướp với định hướng lương thiện”. Người ta thừa biết một nền kinh tế tập trung quan liêu duy ý chí như mô hình của LX chỉ dẫn đến lụn bại, nhưng ko dám đánh đổi ý thức hệ để chạy theo KTTT, một sản phẩm thuần túy của TBCN. Vậy là các bộ óc đỉnh cao trí tuệ loài người phải cố gắng nhào nặn các khái niệm để tạo ra một cái vỏ Marxist cho KTTT. Và khái niệm cùng mô hình độc nhất vô nhị, chưa từng có tiền lệ này đã được VN kiên trì thực hiện suốt 2 thập kỉ qua, và kết quả thì… như chúng ta thấy ngày hôm nay đó.
Cụm từ này có lẽ được dùng như con bài lá mặt lá trái chứ chẳng có ý nghĩa thực tiễn gì cả. Lúc mời gọi đầu tư hoặc đi vay vốn thì nhấn mạnh vào chữ KTTT: quan chức VN hiện giờ vẫn đang khẩn khoản xin cho VN “được” công nhận (vốn giờ chưa được công nhận) là có một nền KTTT đúng nghĩa. Còn về tuyên truyền và đối nội trong nước, khẳng định quyền quản lí ktế của nhà nước, nhấn vào cái đuôi XHCN rõ rệt hơn hẳn. Vâng KTTT thì rõ rồi, chữ “định hướng” thì mơ hồ, còn cụm XHCN thì rất nguy hiểm, dính vào đó mà chỉ trích bàn luận kiểu gì cũng sứt đầu mẻ trán, bị chụp mũ là chạy theo TBCN, gây rối loạn làm ảnh hưởng khối đại đoàn kết, vv… Mục tiêu cao cả của CHXH thì chả thấy đâu, chỉ thấy tư bản đỏ một nhúm người lũng đoạn xã hội ăn trên ngồi trốc thì rõ rành rành.
Quay trở lại chuyện giá xăng hay điện của PVN hay EVN hay các tập đoàn nhà nước khác nói chung, cái mớ lí luận (1) giá đang thấp hơn giá khu vực và (2) cần “thả nổi” để giá chạy theo đúng “thị trường” là thứ lí luận hết sức bố láo, đồng thời nó thể hiện rõ cái tréo ngoe trong cụm KTTT định hướng XHCN. Nói (2) trước, quá nực cười, thị trường đúng nghĩa còn chưa có nhưng lúc nào cũng đòi giá “thể hiện” thị trường. Thị trường độc quyền cạnh tranh mà mở mồm ra không biết xấu hổ là nói cần đẩy giá theo “thị trường”, ko được giữ giá vv. Còn (1) mới thú vị, giá thấp hơn giá trong khu vực là điều dễ hiểu. Yếu tố thuế và những quyền lợi đặc biệt của tập đoàn nhà nước trong cạnh tranh hoàn toàn bị lờ đi, chỉ nói mập mờ là giá thấp hơn khu vực. Đơn cử giá xăng, thuế của Cambodia là 45%, thuế của VN là bn mà suốt ngày đem ra so sánh. Hơn nữa, người dân VN có quyền đòi hỏi giá thấp! Vì dầu mỏ, than, sông suối và NGUỒN VỐN của PVN hay EVN, KTV là của dân, chứ ko phải vốn của tập đoàn này tập đoàn khác.
Đảng xác định KTTT định hướng XHCN mập mờ mà ko hề làm rạch ròi nổi 1 chuyện: vốn và quyền lợi của khu vực KT tư nhân và KT nhà nước. KT nhà nước lấy vốn từ ngân sách, tức là từ THUẾ là CỦA DÂN đóng vào, có tính chất compulsory, tức là mỗi người dân trên đất VN này đóng thuế là “cổ đông”, là ông chủ góp vốn cho mấy tập đoàn đó hoạt động vậy. Chưa kể ưu thế trong hoạt động (VD được giao đất cát, khai thác tài nguyên giá rẻ) có được nhờ quyền lực nhà nước (tức là dân hi sinh quyền lợi). Dầu mỏ ngoài khơi ko phải của PVN, sông Đà ko phải của EVN, dàn khoan được xây lắp ko phải từ vốn của PVN mà là ngân sách, tức là từ thuế. Dân làm chủ, vậy mà “ông chủ” chắc cũng chưa bao h được nhìn cái balance sheet của cái “tập đoàn” mình đầu tư, còn bị “nó” lí luận đủ điều :) ) Rõ ràng cách hành xử của các tập đoàn giống như tất cả tài sản vốn liếng ban đầu, tài nguyên thiên nhiên là của họ vậy, lợi nhuận thu được quay trở lại cho 1 nhóm người điều hành chứ ko phải toàn thể người góp vốn. Chưa kể khi có biến họ gào lên đòi bail out cũng bằng tiền thuế (!!!) Khác nào “rào đất cướp ruộng” của CNTB nhỉ.
Trong khi đó ở KT tư nhân ko có những đặc quyền của ktế nhà nước, ko có lượng vốn khủng và cưỡng ép như vây. Vốn của KTTN là có tính tự nguyện (voluntary), được dùng làm lợi cho chủ đầu tư trước hết, một phần tạo thúc đẩy phát triển cho XH. Chắc chắn ko có tập đoàn hay doanh nghiệp NN nào đạt được kết quả ROR (rate of return) như một doanh nghiệp TN có cùng scale. Tiền vốn ko phải sợ, làm ăn lỗ thảm cũng chả sao thì việc gì phải làm tử tế. Lý tưởng phục vụ cho xã hội nọ kia có thể tốt nhưng ko thể tránh khỏi tham nhũng cơ hội. Đảm bảo các tập đoàn ngoài lợi ích của mình còn pvụ được xã hội phải thông qua chính sách, luật (VD chống độc quyền,khuyến khích cạnh tranh lành mạnh) chứ ko phải là nhà nước thọc tay vào làm ktế bằng thuế dân!

Le Thanh Nam

Bàn tay Vô hình vs. Kinh tế thị trường định hướng XHCN

 http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/09/14/ban-tay-vo-hinh-vs-n%E1%BB%81n-kinh-t%E1%BA%BF-th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-d%E1%BB%8Bnh-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-xhcn/


Lý thuyết về Bàn tay Vô hình là lý thuyết đánh dấu sự ra đời của kinh tế học. Trong đó, nhà kinh tế học vĩ đại Adam Smith đã chỉ ra rằng trong khi chạy theo lợi ích riêng của mình, con người phụng sự xã hội nhiều hơn anh ta chủ trương làm điều đó và bằng cách đó làm tăng của cải của xã hội.

Ông đã viết 1 câu để đời: “The invisible hand is created by the conjunction of the forces of self-interest, competition, and supply and demand, which are capable of allocating resources in society”. (Bàn tay vô hình được hình thành bởi sự kết hợp của tính tư lợi, sự cạnh tranh, cầu và cung có khả năng điều tiết các nguồn lực trong xã hội)

Sẵn đây nói luôn, dường như các “nhà phân tich’, “giáo sư TS KT” của VN không ai phân tích bài bản như tôi ghi ra dưới đây, vì sao mà THE INVISIBLE HAND với 3 thành tố (lợi ích cá nhân, cạnh tranh thị trường, luật cung cầu) đã đang và sẽ đánh bại nền KT thị trường theo định hướng XHCN.

Thực tế, không một lực can thiệp tại bất cứ quốc gia nào, trong lịch sử KT tài chánh thế giới, đi ngược lại các thành tố này mà thành công, tạo nên 1 nền KT hùng mạnh, vững chắc.

Theo Adam Smith và sau này được các kinh tế gia tư bản phát triển thêm:
1. PHẢI tuân theo luật cung cầu, phải cho giá cả MỌI mặt hàng được thị trường định giá kể cả giá trị nội tệ, giá bonds, giá cổ phiếu. CP VN phạm sai lầm trong cà 3, họ liên tục can thiệp giá trị nội tệ, fix giá bonds ép ngân hàng mua, họ cho SCIC can thiệp đánh cổ phiếu tăng giá giả tạo.
2. PHẢI cho cạnh tranh công bằng. Điều này không thể thực hiện ngày nào mà còn nhiều tổng công ty, tập đoàn quốc doanh, còn theo “định hướng XHCN”. Ví dụ điển hình là VINASHIN, cho dù ráng o bế, nuôi nấng, cấp cho mấy ngàn km2 đất đai tốt nhất, cho vay gần 100 ngàn tỉ đồng, vẫn sập và sập mau nhất, kinh hoàng nhất.
3. PHẢI cho phép LỢI ÍCH CÁ NHÂN trong tinh thần luật pháp, không thể dùng lệnh ép buộc người dân làm trái lợi ích hợp công ước quốc tế trong Giáo dục, Kinh tế, Tài chánh, Tôn giáo, Nhân quyền. Một khi lợi ích của Đảng, không do dân bầu và do đó không THẬT SỰ ủng hộ, bị đặt trên lợi ích cá nhân, thì người ta làm việc không hiệu quả, lãng công, đánh cắp của công, v.v…
Thiếu người tài giỏi trong CP cũng do thiếu tôn trọng các cá nhân tài giỏi, do “hồng hơn chuyên”, do đó toàn dân không bộc lộ, phát triển tài năng của họ, từ đó sinh ra chán chường, rượu chè hút sách, v.v…

—————–
Các nhà hoạch định kinh tế Việt Nam chưa đọc câu này, hay đọc mà không hiểu, nên liên tục can thiệp thô bạo, nhám nhúa, vào nền KT, nên liên tục bị thất bại thảm trọng.

Tôi có một vài ví dụ minh họa dưới đây:
- “Hàng bình ổn” không thể hiệu quả, vì nếu thật sự rẻ, thì sẽ có người vào mua đem ra bán chợ đen, do Lợi ích cá nhân.
- Không thể ép giá thu mua Kiều hối, vì Luật cạnh tranh thị trường, Lợi ích cá nhân sẽ đả phá, qua việc sẽ có chuyển tiền lậu.
- Không thể ép giá USD cho rẻ giả tạo, vì Luật cung cầu sẽ mạnh hơn, chỉ cần 3 ngày không còn USD bán rẻ phá giá, thì USD chợ đen sẽ tăng vọt lên ngay…”

Trong suốt 8 tháng tính từ đầu năm tới giờ, có mỗi tháng này là NHNN PHẢI BÁN USD ra sau khi tôi có tin có 1 nhóm thế lực bí mật muốn đánh USD lên (*). Và NHNN đã phải bán ra tận 1,5 tỉ USD để kiềm giá (**). Sắp tới còn vấn đề tín dụng ngoại tệ tăng mạnh do các doanh nghiệp từ đầu năm vay USD rất nhiều, nay tới hạn trả nợ sẽ làm tăng cung USD trong nước.
Tuy nhiên NHNN còn tới tận hơn 10 tỉ USD dự trữ ngoại tệ để can thiệp ra thị trường. Mới gần đây, tôi vừa nhận được tin nhóm thế lực sẽ tiếp tục đánh lên USD nhân dịp có tin tức về QE3 trong tuần tới của FED. Để xem NHNN giữ được giá USD lâu không?



Liên hệ Ban biên tập Dự đoán kinh tế tại dudoankinhte@yahoo.com.

CP dùng mọi nỗ lực “làm đẹp” TTCK, bất chấp thiệt hại về kinh tế.

http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/05/27/cp-dung-m%E1%BB%8Di-n%E1%BB%97-l%E1%BB%B1c-lam-d%E1%BA%B9p-ttck-b%E1%BA%A5t-ch%E1%BA%A5p-thi%E1%BB%87t-h%E1%BA%A1i-v%E1%BB%81-kinh-t%E1%BA%BF/


CPVN RẤT trọng mặt mũi, LUÔN manipulate các chỉ số, và LUÔN hy sinh lợi ích dân chúng để đạt mục đích.
Các chỉ số như GDP, CPI, VNI, v.v… luôn luôn bị khống chế, làm cho “đẹp”.
Đang khi đó, số tiền dân chúng bị lỗ trong CK, số THẤT NGHIỆP do các chính sách chế tài gần đây, v.v… thì không thấy đâu cả.
Ngay số dân bị đói toàn quốc, từ 240 ngàn người đói tại Thanh hoá – được đăng trên báo Nông nghiệp không mấy tiếng tăm – và số gạo cho tỉnh này (Tuổi Trẻ, 5/5/2011), rồi tính ra cho toàn quốc từ số gạo cứu đói toàn quốc (Dân Trí, 24/5/2011).
Từ đó mới tính ra, hiện có 1,2 triệu người đang ĐÓI CHẾT tại 11 tỉnh thành.
Tại VN, không dễ gì nhận phát chẩn như vậy, cho dù tính ra chỉ 8,5 kg gạo/ đầu nguời. Phải có rất nhiều người chết đói, số sống sót mới được phát chẩn vài kg/ người, và chỉ 1 lần, đủ cho họ dời đi nơi khác xin ăn, làm thuê kiếm sống.
Đây là tình trạng sụp đổ KT toàn quốc, trong đó TTCK chỉ là 1 phần quan trọng chứ không phải tất cả.
————————–
CPVN bị “việt vị”, đang không bỏ ra 8 triệu USD đánh VNM lên, không biết để làm gì?
Kinh tế VN có khá khiển gì đâu, thêm được hàng có giá trị gia tăng gì đâu, nhập siêu có giảm đâu, tìm được mỏ dầu nào đâu, ký đuợc hợp đồng bán hàng mới nào đâu?
Đánh lên chỉ để cứu CK VN vài ngày, rồi hy vọng có người nhẹ dạ khác mua vào, đẩy cái họa cho họ.
Hôm nay (25/5/2011), giá trị VNM tăng 4.56%, và có lượng giao dịch cao bất thường là 410k thay vì trung bình chỉ khoảng 200k (mặc dù vẫn còn thấp hơn so với kỉ lục ngày 19/5 với 787k/187k), và chỉ số giá trị tài sản của VNM (NAV) chỉ tăng 2.4%.
Điều này là không bình thường vì giá trị của chứng chỉ quỹ (EFTs) giảm hoặc đi ngược lại so với giá trị tài sản quỹ (NAV).
Và có thể sáng mai họ kích lên giá VNI, trong khi có thể tôi chẳng bỏ xu nào vào đó, vì chẳng để làm gì.
VNI 360-420 thật ra không quan trọng, quan trọng là báo chỉ ngoại quốc đã đăng rùm beng, ngay cả báo India Times cũng đăng, TTCK VN có worst performance in Asia.
Nhà đầu tư ngoại quốc nào chưa vào thì sẽ không vào, đang vào thì sẽ rút ra hoặc chậm lại, còn ai đang ở bên trong thì chạy trối chết.
————————–

Trong vòng 60 phút, VNI từ giảm 3,85% đến lên 3%, đây chẳng phải là điều tốt, vì chỉ là chứng minh tính unstability of the market, tính uncertainty mà thôi.
Và MSN, VIC từ giảm 5% vọt lên 5%, tức thay đổi 10% chỉ trong 60 phút, đang khi cty này không lời hoặc lỗ như vậy trong thời gian đó, cũng chẳng có tin tức gì vừa được công bố.
Và trong đầu tư tài chánh, LÒNG TIN là điều quan trọng nhất, còn hơn performance. 
Ngoại quốc không phải là không biết rằng có bàn tay can thiệp, như vậy họ càng giảm lòng tin vào TTCK VN mà thôi.
————————–
Khối ngoại kích VNI lên, đang khi rút tiền ra khỏi TTCK VN.
Và họ kích lên BVH, VIC, MSN, VNM là các mã lớn. Họ có nhiều cách làm như vậy, do có nhiều bạn bè, thân hữu, trong các cty đăng ký tên VN.
Trong tuần, ngày VNI có thể lên giá nhất là thứ 5, ngày tính NAV, từ đó tính Commission cho foreign fund managers.
Kỳ thứ 5 này lại càng cực kỳ quan trọng, do kết thúc tháng 5, là tháng quá xấu cho các foreign funds.
Tháng này, cả VinaCapital và Dragon Capital lỗ không dưới 100 triệu USD mỗi bên, vài ngày nữa sẽ có con số chính thức.
Họ kích “tứ trụ” lên cho cố mạng hồi tháng rồi, tháng này “hụt hơi”, hết tiền, nên tứ trụ xuống dốc không phanh, may nhờ CSVN cứu giúp hôm thứ 5, nhưng chỉ 1 vài ngày thôi, chứ không thể kéo dài, vì không thể mỗi ngày bỏ ra 1000 tỉ VND.
————————-
Vài ngày sau, thị trường sẽ TỰ XUỐNGì.
Vì lẽ, KTVN đang bị suy sụp thảm trọng. CK sẽ PHẢI xuống theo.
Càng lúc tin tức xấu về KTVN đến dồn dập, ngày nào cũng có.
Chẳng hạn “Xăng, điện sẽ phải lên, hàng “bình ổn” vừa lên giá 10%”:
“…Tương tự, giá thịt gia cầm làm sẵn cũng được điều chỉnh tăng 9,7-14,3%…”
Lạm phát tháng 6, 7, THẬT SỰ bên ngoài sẽ rất cao, mặc kệ các con số chính thức.
Tại VN nếu đủ giàu để đánh CK hạng nặng, thì có cách mở account tại nước ngoài, chỉ cần mua bonds Úc thì lời chắc 5, 6%/ năm, đâu cần mệt trí.
Tội vạ gì vuớng vào VNM tại NY, VNI bên VN, cho lời thì ít, lỗ thì thê thảm.
Đầu năm đến nay, lạm phát chính thức trên 12%, tức 25%/ năm theo nhịp độ này, thử hỏi đầu tư CK, bỏ tiền vào ngân hàng, có gì lời như vậy?
Thà là chứa hàng hoá bán ra còn lời hơn số này, thay vì vào CK, ngân hàng.
————————–
Cũng có tin, CP VN bơm rất nhiều tiên vào các ngân hàng trong vài ngày qua, để họ giảm bớt chạy đua lãi suất, do đó trong vài ngày qua lãi suất bớt tăng mạnh.
Nhưng đó là vì tung tiền ra, cộng với tung tiền bên CK, và thế là lại làm tăng lạm phát cực mạnh, do làm rẻ đi giá trị VND. NQ11 coi như phá sản.
Sẽ còn nhiều tin lạ, như ngân hàng Southern Bank bị rút tiền ra quá nhiều, không đủ tiền trả, CSVN phải cấp tốc bơm tiền xuống, ông Giám đốc định bỏ trốn nhưng do có tiền nên ở lại, chẳng hạn. (Vnexpress, 26/5/2011)
Không đủ tiền trả do đã bị thua lỗ kinh hoàng trong CK, BĐS. Nhiều ngân hàng khác cũng cùng tình trạng này.
————————–
Dân Trí, “Khẩn trương cấp gạo cứu đói cho dân”, 24/5/2011, http://dantri.com.vn/c20/s20-483638/khan-truong-cap-gao-cuu-doi-cho-dan.htm
Tuổi Trẻ, “Hơn 240.000 dân Thanh Hóa thiếu đói”, 5/5/2011, http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/436531/Hon-240000-dan-Thanh-Hoa-thieu-doi.html
“Thịt gia súc, gia cầm ở cửa hàng bình ổn sẽ tăng giá”, 26/5/2011, http://tuoitre.vn/Kinh-te/439653/Thit-gia-suc-gia-cam-o-cua-hang-binh-on-se-tang-gia.html
VNM ETF: http://money.cnn.com/quote/etf/etf.html?symb=VNM

Việt Nam: dường như dễ tổn thương

http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/12/24/vietnam-duong-nhu-de-ton-thuong/

Khi triển vọng kinh tế ở Mỹ và Châu Âu xấu đi từng ngày, các nhà đầu tư đang đặt câu hỏi: Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất bởi tác động mang tính dây chuyển của một cuộc suy thoái kép?

Leif Eskesen, một nhà kinh tế khu vực tại ngân hàng HSBC ở Singapore, tính toán rằng Việt Nam, quốc gia đang trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài của riêng mình, là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước hoạt động kém hiệu quả, khu vực ngân hàng gặp nhiều khó khăn, và tình trạng tài khóa tồi tệ.

Indonesia, quốc gia có thị trường nội địa lành mạnh và các doanh nghiệp có bảng cân đối tài sản khỏe khoắn, sẽ là quốc gia có khả năng vượt qua khủng hoảng dễ dàng nhất trong số các nền kinh tế lớn thuộc Đông Nam Á.

Để đánh giá khả năng bị tổn thương một cách tương đối giữa Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam trong cuộc khủng hoảng toàn cầu, HSBC đã xem xét 3 yếu tố:

- Nguy cơ đổ vỡ tràn lan, níu kéo lẫn nhau xuống hố giữa thương mại, tài chánh, và tín nhiệm của các nhà đầu tư;
- Sức mạnh bản tổng kết tài chính của các công ty và ngân hàng;
- Các sự lựa chọn trong chính sách tài khóa và các chính sách khác mà chính phủ có thể thay đổi để đối phó.

Eskesen cho năm quốc gia nói trên điểm từ 1 tới 5 cho mỗi yếu tố, và kết luận của ông sẽ đặc biệt khó chịu đối với quan chức và các nhà đầu tư Việt Nam.

Indonesia dẫn đầu nhóm với một số điểm trung bình là 2, kế đến là Malaysia (2.3), Thái Lan (2,7) và Philippines (3) không quá xa phía sau. Nhưng Việt Nam đứng dưới cùng của nhóm, bởi Eskesen cho điểm 5 đối với tất cả các yếu tố.

Tại sao Việt Nam bị đánh giá tệ như thế? Eskesen viết:
Ở Việt Nam, nguy cơ đổ vỡ hàng loạt bị làm trầm trọng hơn bởi các mất cân đối bên ngoài (thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, và dự trữ ngoại hối thấp) và bên trong (lạm phát cao, thâm hụt ngân sách lớn, và bảng cân đối tài sản yếu của doanh nghiệp). Việt Nam cũng không còn nhiều biện pháp có thể xoay xở tình hình.
Với sự nhạy cảm của các quan chức trong chế độ một đảng do Đảng Cộng sản cai trị, thì các số liệu và phát hiện của HSBC có thể sẽ không được báo chí nhà nước gấp rút đăng tải. Cách đây ít lâu, các cán bộ cấp cao đã chỉ thị cho các nhà báo địa phương không được đưa tin Việt Nam đang phải gánh chịu tỷ lệ lạm phát cao nhất Châu Á (19,8% tính theo cùng kỳ năm trước).

Tuy nhiên, mượn câu cách ngôn của Warren Buffett [*], trong khi Việt Nam là quốc gia dễ bị tổn thương nhất, các quốc gia khác cũng khó tránh khỏi tình huống bị nhìn thấy đang bơi truồng, nếu thủy triều lùi ra quá xa.

Toàn bộ khu vực sẽ bị tổn thương, Eskesen đã viết, nếu thế giới phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới, một cuộc khủng hoảng tồi tệ tương tự như cuộc khủng hoảng năm 2008-2009, “thậm chí là còn tồi tệ hơn, nếu xét đến các nền kinh tế phát triển có ít các lựa chọn hơn trong khoảng thời gian này”.

Eskesen kết luận:
“Dù các quốc gia mới nổi, bao gồm cả ASEAN-5, có một số năng lực để thực hiện các chính sách chống lại chu kỳ suy thoái, thì họ giờ đây cũng có ít lựa chọn hơn so với ba năm trước”.
____________________