Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

những cái "nhất" đặc trưng của kinh tế Việt Nam?

http://www.tinkinhte.com/viet-nam/phan-tich-du-bao/can-phai-lam-gi-voi-nhung-cai-nhat-dac-trung-cua-kinh-te-viet-nam.nd5-dt.150473.113121.html

5 cái "nhất" là "đặc trưng" của kinh tế Việt Nam đó là: Lạm phát cao nhất, lãi suất cao nhất, thâm hụt thương mại cao nhất, đồng nội tệ yếu nhất, dòng vốn lệ thuộc nhiều nhất vào dòng vốn bên ngoài. Nhận định của tiến sĩ Antonio Emilio của Viện REIT, Philippines.

 

Thật "tự hào" khi chúng ta đem các chỉ số kinh tế thương mại  giữa các nước trong khu vực ASEAN để so sánh thì  có tới 5 cái "nhất" là thuộc về đặc trưng cơ bản của nền kinh tế Việt Nam. Để khắc phục những mặt nhất trên đây của nền kinh tế? Chúng ta đã làm gì và phải làm gì.

Đầu tiên là giảm lượng cung tiền để kiềm chế lạm phát; không làm cho các loại hàng hóa trên thị trường tăng giá bằng cách bán trợ giá; bù lỗ giá điện, nước, xăng dầu; rút bớt lượng tiền trong dân và doanh nghiệp thông qua việc phát hành trái phiếu... Điều chỉnh hành vi tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của người dân thông qua công cụ lãi suất; lãi suất tiền gửi cao nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm của người dân và thế rồi giải pháp của giải pháp lại bị vòng vo xoay một vòng rồi về đúng chỗ cũ vì nguyên nhân gốc của vấn đề là cái nhất thứ 5 "nguồn vốn lệ thuộc luồng tiền bên ngoài đến 80-90% 

Mọt nhận định là với những giải pháp như trên sẽ không còn phù hợp trong một thế giới kết nối và mở cửa với cộng đồng quốc tế, khối thương mại khu vực như ASEAN, EU và cả WTO nữa.

Vì nguồn vốn còn phụ thuộc nên các biện pháp chúng ta thực hiện nếu  nhằm  kiềm chế cái này thì phát sinh bất ổn cái khác tiền đâu để bình ổn mãi giá xăng dâu khi chúng ta phải nhập với giá trên thị trường thế giới giới biến động? các mặt hàng khác cũng tương tự như vàng, ngoại tệ? và các mặt hàng thiết yếu khác  rồi cả chuyện phát sinh tiêu cực như "buôn lậu" qua biên giới .... nếu có chênh lệch lớn giữa thị trường trong nước và thế giới mà trên thị trường tài chính thì giá trị đồng nội tệ lại luôn bị mất giá.

Nhìn ra thế giới  như phương pháp điều hành chính sáchcủa Chính phủ Singapore: Singapore điều chỉnh cán cân thương mại quốc tế bằng cách tăng xuất khẩu hàng hóa ở các khu công nghiệp do Singapore đầu tư ở Indonesia, Việt Nam… thông qua hiệp định thương mạitự do (FTA) ký với Mỹ và EU… Khi thị trường Trung Quốc mở cửa và trongbối cảnh suy thoái kinh tế ở châu Âu và Mỹ, Singapore nhanh chóng tăngtốc làm ăn với nước này. Đầu tư FDI của ASEAN vào Trung Quốc chủ yếu làcủa Singapore (81,2% năm 2008). Singapore hiện dẫn đầu ASEAN trong giao thương với Trung Quốc (95,3 tỉ đô la Mỹ năm 2010). 

Một sự bất ổn nhất là chúng ta phát triển kinh tế không có định hướng hoặc định hướng không trúng trong khi điều kiện cần và đủ để thực hiện mục tiêu phát triển lại chưa đủ thậm chí chưa có sự chuẩn bị. Ví như tiền thân của nền kinh tế nước ta là  nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu mà trong vòng vài thập kỷ gần đây chúng ta đã cấp phép và lập ra bạt ngàn khu công nghiệp,khu đô thị dải đều và chạy dài  trên khắp cả các tỉnh thành rồi không đủ điều kiện đi vào hoạt động khai thác sau đầu tư và để bỏ hoang và tồn đọng nguồn vốn vay, chúng ta đã phá ruộng lúa, giải tỏa nhà cửa, mồ mả lập khu, cụm công nghiệp ở khắp các tỉnh thành trên cả nước với nguồn nhân lực mù cả về tay nghề, ngoại ngữ  và kiến thức thì bị mảng tối trong giáo dục từ phổ thông cơ sở, đại học đào tạo chưa đồng bộ  vẫn ở trong tình trạng  “thầy không ra thầy, thợ không ra thợ”, hoặc “nhiều thầy, thiếu thợ” Mà có một cái rất hay và cũng rất nhất là ở các khu công nghiệp,đô thị này bạt ngàn những biệt thự, chung cư phân nền, phân lô bỏ hoang hàng vài thập kỷ.Vốn đọng ở đầu cơ bất động sản chiếm đến 60 đến 70% nguồn vốn kinh doanh.

Trong bối cảnh thương mại quốc tế phức tạp và đầy biến động như hiện nay, khi nền kinh tế Trung quốc tiếp tục vẫn là đầu tàu cho cả thế giới; khi đồng yen Nhật tăng giá, khi nền kinh tế châu Âu và Mỹ vẫn còn trì trệ, khi lao động của các nước phát triển công nghiệp càng ngày càng già và giá lao động cao, chúng ta vẫn cần tạo ra các chính sách thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài vào lắp đặt nhà máy, xưởng sản xuất ở Việt Nam.Nhưng vấn đề là đầu tư đúng và trúng chứ không thể với chiêu bài khác để vào kinh doanh Bất động sản.
Thật bất công và vô lý khi người nông dân Việt Nam đang sử dụng quỹ đất nông nghiệp để sản xuất tăng gia thì vì một "Dự án ma" nào đó mọc lên rồi có quyết định thu hồi đất và Giải phóng mặt bằng mức đền bù với giá rẻ như "bèo" có 18 triệu 01 sào bắc bộ, rồi qua một "vòng xoay" của "vũ trụ "kinh doanh bất động sản phân lô bán nền cho các đại gia kinh doanh bất động sản hoặc chính những người dân khu vực đó có điều kiện mua với giá lớn gấp 1000 lần đó cũng là thực tế đang diễn ra tại dự án "đô thị xanh" của Đồng Văn Duy Tiên Hà Nam.

Nếu các chính sách đầu tư ngay tư đầu đã không đúng hướng mặc dù trên thực tế để phát triển kinh tế bền vững chúng ta vẫn rất cần các chính sách giảm giá đất khu công nghiệp và nhà ở cho công nhân để làm hài lòng nhà đầu tư và đối tượng của họ là lớp người trẻ của quốc gia. Đầu tư hạ tầng giao thông, điện nước, trường học, bệnh viện rất cần các chính sách ưu đãi để phục vụ mục tiêu sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản phục vụ thị trường cho sản phẩm đầu ra của người nông dân.

Vấn đề bất ổn từ lĩnh vực đầu tư và chính sách đầu tư còn khập khiễng cụ thể các nhà  đầu tư không yên tâm khi nhìn thấy hàng hóa của họ sản xuất ra, xuất nhập đều gặp khó khăn về nguồn cấp điện, nước, xử lý chất thải và vận chuyển hàng hóa ra vào cảng? và đội ngũ nhân lực trẻ thiếu đào tạo nghề căn bản, khi phải sống trong những căn nhà thuê mướn thiếu tiện nghi quanh các khu công nghiệp? Làm thế nào người lao động có thể tích lũy tiền mua nhà để ở khi thu nhập của họ chỉ vài triệu đồng/tháng không đủ tiền chi cá nhân.
Hiện nay với mục tiêu cải thiện cán cân thương mại chúng ta cần phải “mạnh”. Nông ngư nghiệp là hai ngành tạo ra thế mạnh đó. Như đã nêu ở trên, cần tập trung đầu tư các khu công nghiệp vào hai đầu đất nước, các tỉnh khác tập trung vào nông ngư nghiệp, dịch vụ du lịch… Cần phải giữ gìn môi trường xanh và sạch của miền Trung trở thành nơi ăn, chỗ nghỉ ngơi và thưởng ngoạn du lịch của cả nước và thế giới. 

Các khu công nghiệp đã có không chỉ tập trung giải quyết việc làm mà dần dần chúng ta sẽ chuyển sang khâu chế biến nông thủy sản để tăng giá trị xuất khẩu cho nông nghiệp. Các chính sách giảm giá thuê đất, đầu tư công nghệ cho chế biến nông thủy sản cần phải khôn khéo áp dụng trong khuôn khổ WTO.

Mặt khác chỉ cần phát triển công nghiệp tập trung ở hai vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, chúng ta đã vô hình trung chấp nhận quy luật thị trường, mở hướng đầu tư công nghiệp vào phát triển nông nghiệp. Dần dần, các hộ nông nghiệp cần diện tích lớn để khai thác hiệu quả, theo hướng canh tác công nghiệp. Các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cũng sẽ đưa công nghệ kỹ thuật vào lĩnh vực nông nghiệp.

Nếu chính sách vĩ mô không có tầm nhìn sẽ làm cho các địa phương vấp phải các trở lực rất lớn trong phát triển về sau.Cần phải thấy được những đặc điểm thiên nhiên và địa lý để có một chính sách điều hành và áp dụng cho từng vùng miền theo đặc thù kinh tế địa phương. Như các tỉnh ven biển miền Trung trong phát triển kinh tế là tìm ra sự bất cập khi cân bằng trong phát triển du lịch và phát triển ngành hải sản, thậm chí cả công nghiệp.  Chẳng hạn, Phú Yên là một tỉnh có vịnh Vũng Rô rất đẹp, nhưng nếu phát triển nuôi trồng hải sản, xây nhà máy lọc dầu… trong vịnh sẽ làm ô nhiễm vùng biển khiến cho du lịch không còn hấp dẫn. Thừa Thiên Huế có vịnh Lăng Cô rất đẹp nhưng phát triển khu kinh tế và cảng Chân Mây sẽ gây ô nhiễm vùng biển này.

Nếu như những cái nhất của nền kinh tế như lạm phát, lãi suất, thâm hụt thương mại quốc tế được phần nào giải quyết sẽ dần dần cải thiện vị thế của đồng nội tệ. Tuy vậy, sức mạnh đồng nội tệ không chỉ tập trung bằng các biện pháp hành chính. Biện pháp giáo dục ý thức tiêu dùng, xây dựng ý thức tự trọng của dân tộc và ý thức người Việt chỉ dùng hàng việt và tiêu tiền việt ngay trong thị trường quốc nội thôi cũng đã mừng rồi.
Chúng ta nhìn thây tại đất nước ta thôi một số công ty Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan khi sang Việt Nam kinh doanh đều sử dụng sản phẩm chế tạo từ nước mình.Còn ở ta thì sao chỉ sính dùng hàng ngoại và tiêu tiền ngoại.

Một khái niệm sơ đẳng và cần được thông tin truyền thông hay ngành giáo dục với ý thức tự tôn dân tộc không phải là hẹp hòi theo kiểu dân tộc chủ nghĩa. Người Hàn Quốc sử dụng xe của nước mình không chỉ để giúp “đội nhà” mà còn thử (test) sản phẩm ngay trên chính đất nước mình để hoàn thiện sản phẩm, giảm thiểu rủi ro khi đưa ra thị trường thế giới.Vì nếu các sản phẩm như Rượu ngoại, siêu xe, thịt bò Kobe, trái cây ngoại…đã làm cho cán cân thâm hụt của quốc gia tăng thêm.Nếu sản phẩm này người tiêu dùng Việt Nam hạn chế hoặc ngừng tiêu sài thì chắc chắn chúng ta không cần đóng cửa nhập khẩu thì hàng hóa ngoại cũng không có chỗ trên thị trường nội địa nhiều như hiện nay.Phải tuyên truyền và giải thích cho người dân hiểu tình thế của nước mình và họ sẽ tự điều chỉnh hành vi tiêu dùng của mình cho hợp lý và cần phải có tinh thần tự chủ bất diệt trong kinh tế. 

Phân tích tổng hợp. // Tầm Nhìn
 

Không có nhận xét nào: