Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Việt Nam xuất khẩu gạo số 1 thế giới, hu hu!

http://thinhoi001-thinhoi001.blogspot.com/2012/11/viet-nam-xuat-khau-gao-so-1-gioi-hu-hu.html


Từ thuở hồng hoang, từ khi nông dân thay trâu kéo cày để làm ra hạt gạo, cho đến bây giờ, khi nông dân vẫn đầy tràn cực khổ, nhưng đây đó dăm ba nơi đã khỏi phải làm trâu vì có máy cày để làm ra hạt gạo, lần đầu tiên, xuất khẩu gạo của Việt Nam ta đạt được kỳ tích không tiền khoáng hậu, một kỳ tích chói chang sử lịch, một kỳ tích hết sức… hết sức… (nghẹn ngào nói chẳng nên lời).

Đó là: Việt Nam vượt qua Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới.

 
 
Tại sao Việt Nam có thể vượt Thái Lan về xuất khẩu gạo?
Theo các chuyên gia kinh tế hàng đầu thuộc hệ tại chức, chuyên tu cũng như theo các chuyên gia kinh tế hàng “kế đầu” thuộc hệ chuyên tu, tại chức: Sở dĩ Việt Nam vượt qua mặt Thái Lan khỏi cần bóp kèn trong xuất khẩu gạo, là do sai lầm trong chính sách lúa gạo của Bà Thủ tướng Thái Lan.

“Sai lầm của Bà Thủ Tướng Thái Lan là đã quá quan tâm đến quyền lợi của nông dân, nên đưa ra một mức giá mua lúa cho nông dân quá cao lên đến 500 đô la Mỹ/tấn, khiến cho giá bán gạo của Thái Lan lên đến gần 600 đô la Mỹ/tấn, làm giảm tính cạnh tranh của gạo Thái Lan trên thị trường thế giới”.

Đó là phân tích đầy uyên bác của các chuyên gia hàng đầu và “kế đầu” thuộc hệ chuyên tu và tại chức của ViệtNam.

Các chuyên gia kinh tế hàng đầu và hàng “kế đầu” này của Việt Nam, đã tìm ra một qui luật hết sức quan trọng, có tính quyết định trong việc bán gạo xuất khẩu đó là: Bán gạo giá rẻ dễ hơn bán gạo giá cao.

Thật là một phát kiến vĩ đại về kinh tế, xứng đáng nhận lãnh giải Nobel về kinh tế, phát kiến này đã nâng cấp các chuyên gia chuyên tu, tại chức lên tầm cao mới, và là  một bài học cho những ai còn mang nặng thành kiến “dốt chuyên tu, ngu tại chức”.

Chính phủ lãnh đạo quá sáng suốt.
Với phát kiến vĩ đại này, Chính phủ không cần phải nhọc công tìm cách bán gạo Việt Nam tiệm cận với giá gạo Thái Lan.
Áp dụng phát kiến vĩ đại này vào việc buôn bán gạo, Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cực kỳ sáng suốt khi cho phép phép Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) bán gạo giá rẻ ra thị trường thế giới để chiếm lĩnh thị trường gạo thế giới.
Chúng ta hãy xem cái cách mà Chính phủ áp dụng thành công phát kiến vĩ đại của các chuyên gia chuyên tu, tại chức.
Theo trang mạng STOX.VN:
Ngày 1/11/2012 Thái Lan bán gạo 5% tấm giá 555-565 đô la Mỹ/tấn. Việt Nam sáng suốt bán gạo 5% tấm giá 450-460 đô la Mỹ/tấn.
Ngày 31/10/2012 Thái Lan bán gạo 5% tấm giá 555-565 đô la Mỹ/tấn. Việt Nam anh minh bán gạo 5% tấm giá 450-460 đô la Mỹ/tấn.
Ngày 28/8/2012 Thái Lan bán gạo 5% tấm giá 575-585 đô la Mỹ/tấn. Việt Nam khôn ngoan bán gạo 5% tấm giá 445-455 đô la Mỹ/tấn.
Chỉ với 3 tháng điển hình nêu trên, chúng ta thấm thía sự sáng suốt của Chính phủ, khi đưa con tàu xuất khẩu gạo Việt Nam cặp bến số 1 thế giới.

VFA thực hiện quá tài tình.

 
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Chính phủ, dưới sự lãnh đạo cũng tài tình và sáng suốt của lãnh đạo VFA, gạo xuất khẩu của Việt Nam đã được bán với giá cực kỳ cạnh tranh – nói theo nông dân là bán rẻ như bèo – và nhờ giá rẻ như cho không này, VFA đã bán gạo đứng số 1 thế giới và còn phá kỷ lục về xuất khẩu gạo, khi dự kiến năm 2012 này sẽ bán đến 7,5 triệu tấn gạo so với 7,1 triệu tấn năm 2011.
VFA xuất khẩu gạo theo kiểu ăn lời đầu tấn, tức là cứ một tấn gạo xuất đi sẽ lời một số đô la Mỹ, xuất khẩu gạo càng nhiều VFA lời đầu tấn càng to, với 400.000 tấn gạo vượt kỷ lục, túi tiền VFA thêm rủng rỉnh.

Số 1 thế giới, sao nông dân không tự hào mà lại muốn khóc hu hu?
VFA ăn lời đầu tấn nên chẳng cần quan tâm đến giá bán gạo xuất khẩu. Còn nông dân, tiếc thay, lợi nhuận lại phụ thuộc vào giá bán gạo xuất khẩu.
Bán gạo xuất khẩu gía rẻ, thì chỉ cần về to nhỏ với Chính phủ, là VFA được Chính phủ cho phép mua lúa của nông dân giá cực rẻ với chiêu bài tạm trữ.
Cuối Năm 2011, lúa OM 4900 tươi nông dân bán giá 7.000 đồng/kg, năm 2012 này giá mua tạm trữ OM 4900 tươi chỉ còn có 5000 đồng/kg, tức giảm 2.000 đồng/kg lúa, hay  là giảm giá khoảng 28,5%.
Năm 2012 này vật giá cái gì cũng tăng, chỉ có lúa của nông dân là đại hạ giá!
Ngẫm ra, mỗi  kỳ tích phải có cái giá của nó: để Chính phủ đạt thành tích vẻ vang, để VFA lời to, nông dân cần phải hy sinh quyền lợi của mình.
Nông dân nên tự hào vì đã một mình nai lưng gánh hết kỳ tích xuất khẩu gạo số 1 thế giới.
Điều quan trọng nhất, quyết định nhất là chúng ta đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo số 1 thế giới, mọi cái khác còn lại không quan trọng.
Chỉ buồn, hôm rồi, mất mấy ngày chạy ngược, chạy xuôi  mượn tiền bà con gởi lên cho con ăn học ở thành phố, tối về bà xã càm ràm:
-        Xuất khẩu gạo số 1 thế giới  để làm gì hả ông, mà lúa giá 7.000 đồng/kg năm ngoái năm nay chỉ  còn có 5.000 đồng/kg, rồi đây tiền đâu tiêu xài, tiền đâu mà lo cho con ăn học?
Tự hào? Ai tự hào? Tự hào cái chi? Cái chi đáng tự hào?
Số 1? Số 1 để làm gì?
Mà khi nhìn đến túi tiền nông dân chỉ hu hu muốn khóc.

Hoàng Kim


(Đồng Tháp)
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/42416

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Thị trường Việt Nam sẽ là “bãi phế thải” của Trung Quốc?

2012-10-05
Ngoài thâm hụt thương mại với Trung Quốc ngày càng bị nới rộng, thì chất lượng hàng hóa nhập khẩu từ nước này bấy lâu vẫn bị xem là không đạt tiêu chuẩn và ngầm ý phá hoại nền sản xuất nội địa Việt Nam, thế nhưng vì sao hiện tượng này vẫn dai dẳng diễn ra và hệ lụy của nó là gì?
RFA file/tuanvietnam.net
Hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam

Tải xuống - download
Mặc dù trong 9 tháng đầu năm, tính trung bình, Việt Nam xuất siêu được hơn 30 triệu đô la, nhưng việc nhập siêu chỉ với riêng thị trường Trung Quốc lại lên tới 11,3 tỷ đô la. Nếu tính riêng lượng hàng từ Trung Quốc, Việt Nam đã nhập gần 21 tỷ đô la, chiếm xấp xỉ 1/4 tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước, vượt cả mục tiêu của năm 2015.
Ngày càng lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc
Đây quả là một điều bất lợi và đáng lo ngại, bởi theo PGS. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận xét Việt Nam đang ngày càng lệ thuộc lớn hơn vào thị trường Trung Quốc “lệ thuộc đầu vào đã là bất lợi và nhập siêu lớn từ một thị trường lại càng bất lợi hơn.” Nhất là nếu nhìn vào cơ cấu mặt hàng thì Việt Nam nhập khẩu đến 2/3 nguyên phụ liệu cho sản xuất như dệt may và nhiều mặt hàng khác để phục vụ sản xuất trong nước từ máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, điện thoại và các thiết đi kèm cho tới máy tính, sắt thép… đáng chú ý là trong những mặt hàng này, thép nhập khẩu từ Trung Quốc tăng hơn 10%, đứng thứ 5 về kim ngạch nhập khẩu, trong khi thép trong nước thì tồn kho hàng trăm ngàn tấn, riêng mặt hàng điện thoại và các linh kiện thì trong nửa đầu năm nay tăng gần 130% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kính mát giả mạo các thương hiệu nổi tiếng như Coach, Dior đều nguồn gốc từ Trung Quốc với giá vô cùng rẻ.
Kính mát giả mạo các thương hiệu nổi tiếng như Coach, Dior đều nguồn gốc từ Trung Quốc với giá vô cùng rẻ.
Nhận xét về những nghịch lý này, T.S Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương, không khỏi lo lắng:
Quan hệ thuơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trở thành quan hệ bắc ngang, tức là Việt Nam xuất phần lớn nông lâm thuỷ sản, các nguyên liệu thô sang Trung Quốc rồi nhập các sản phẩm trang thiết bị công nghiệp, các sản phẩm máy móc về
T.S Lê Đăng Doanh
Quan hệ thuơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trở thành quan hệ bắc ngang, tức là Việt Nam xuất phần lớn nông lâm thuỷ sản, các nguyên liệu thô sang Trung Quốc rồi nhập các sản phẩm trang thiết bị công nghiệp, các sản phẩm máy móc về. `Điển hình là Việt Nam xuất cao su sang Trung Quốc rồi nhập vỏ và ruột xe. Tình hình này không những làm các nhà chuyên môn mà trong đông đảo nhân dân rất lấy làm lo ngại.
Những gì T.S Lê Đăng Doanh không chỉ khiến người ta lo ngại về bản chất của chuyện giao thương hai chiều như một sự khai thác tài nguyên rồi xuất sang Việt những thành phẩm, kiểm soát thị trường Việt Nam từ A - Z. Điều khiến người ta quan ngại hơn lại là chất lượng của hàng nhập về từ Trung Quốc. Theo nhận xét của các chuyên gia thì Việt Nam chưa có hàng rào kỹ thuật để kiểm soát các loại hàng kém chất lượng và câu chuyện Việt Nam trở thành nơi tiêu thụ “thượng vàng hạ cám” của Trung Quốc vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ từ bấy lâu nay.
Trong một phân tích được tờ Tiền phong Online trích dẫn hôm 3/10, T.S Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc đang tạo ra 2 mối nguy cho Việt Nam: trước hết đó là hàng hóa thực phẩm giá rẻ tràn vào nhưng không được kiểm soát tốt về chất lượng, thứ hai, nguy hiểm hơn là Trung Quốc có chiến lược “đẩy” hàng ngàn thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu sang các nước, trong đó có Việt Nam, nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ thành “bãi phế thải” công nghệ của họ.
Báo chí cả trong nước lẫn quốc tế từ lâu đã cảnh báo mối họa nhập hàng hóa kém chất lượng từ Trung Quốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng như: gạo giả, sữa bột giả, trứng giả, trái cây nhuộm chất hóa học, dư lượng thuốc trừ sâu, thịt đông lạnh hư thối… cho tới cả tiền giả đang phá hoại nền kinh tế Việt Nam một cách âm ỉ và có hệ thống.
Với lợi thế giá rẻ và không bị ràng buộc về mặt chất lượng, nên các mặt hàng phổ thông, có tác động trực tiếp đến sự an toàn của người dân như đồ gia dụng, rau củ quả, trái cây “Made in China” được nhập về Việt Nam một cách thoải mái qua con đường tiểu ngạch, tính trung bình, mỗi ngày có khoảng 1,000 tấn trái cây
Một cửa hàng ở Hà Nội bán toàn đồ chơi trẻ em nhập từ Trung Quốc. RFA photo
Một cửa hàng ở Hà Nội bán toàn đồ chơi trẻ em nhập từ Trung Quốc. RFA photo
được nhập vào Việt Nam qua cửa khẩu Tân Thanh – Lạng Sơn.
Nguy hiểm hơn là Trung Quốc có chiến lược “đẩy” hàng ngàn thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu sang các nước, trong đó có Việt Nam, nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ thành “bãi phế thải” công nghệ của họ.
T.S Nguyễn Minh Phong
Cuộc chiến không cân sức
Trao đổi với chúng tôi, chị Quỳnh Trang một chuyên viên phân tích thị trường ở Hà Nội cho biết những gì diễn biến hàng ngày tại Việt Nam:
Tôi thấy là Trung Quốc cái gì cũng có và cái gì cũng có thể làm giả được, từ những cái nhỏ nhặt nhất như cái tăm, sợi chỉ, hay những thứ lớn hơn như kiểu xe cộ, đồ ăn thức uống, hay là quần áo, giày dép, túi xách… từ những cái rẻ tiền nhất, những thứ bình dân, hoặc họ có thể làm nhái, làm giả, những thứ cao cấp, đắt tiền hơn để bán cho những người tầng lớp cao cấp hơn. Rất là rẻ, rẻ hơn so với những cái thực chất hay hàng nhập từ các nước khác, hoặc hàng Việt Nam. Người dân bây giờ hầu như cứ dùng tràn lan, đâu đâu cũng có hàng Trung Quốc.
Điều mà chị Quỳnh Trang phản ánh có lẽ cũng là những lo ngại của nhiều hãng xưởng khi thấy hàng hóa trong nước hoàn toàn có thể sản xuất được, nhưng doanh nghiệp Việt Nam lại bị cạnh tranh trực tiếp từ hàng nhập khẩu, cuộc chiến không cân sức với hàng Trung Quốc có thể “tiêu diệt” nền sản xuất nội địa, rồi từ đó, Trung Quốc thả sức “tung hoành” biến Việt Nam vốn đã lệ thuộc nay trở thành “sân sau” tiêu thụ hàng hóa do họ kiểm soát chất lượng.
Quay lại với câu hỏi tại sao Việt Nam bị Trung Quốc khống chế trên lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, bà Phạm Chi
Tập đoàn CMC Trung Quốc ký hợp đồng tổng thầu E.P.C dự án xi măng Trường Sơn, Hải Phòng, hôm 15/05/2010.
Tập đoàn CMC Trung Quốc ký hợp đồng tổng thầu E.P.C dự án xi măng Trường Sơn, Hải Phòng, hôm 15/05/2010. Courtesy baocongthuong.com.vn
Lan, chuyên gia kinh tế từng cho chúng tôi biết nguyên nhân Trung Quốc thường dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam:
Doanh nghiệp Việt Nam lại bị cạnh tranh trực tiếp từ hàng nhập khẩu, cuộc chiến không cân sức với hàng Trung Quốc có thể “tiêu diệt” nền sản xuất nội địa
Thực tế là năng lực cạnh tranh của Trung Quốc trên một loạt lĩnh vực là hơn Việt Nam, các sản phẩm cùng chủng loại thường phong phú hơn về mẫu mã và có sự thay đổi rất thường xuyên. Hơn nữa, họ có thể sản xuất với giá thành rất thấp do họ có lợi thế quy mô sản xuất, cũng như khả năng sản xuất tất cả các nguyên nhiên phụ liệu cần thiết và tổ chức sản xuất có hiệu quả cao.
Trong một lần phát biểu với báo chí trong nước, ông Võ Trí Thành, phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổng kết “… Chúng ta cứ hình dung 100 đồng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc hiện nay, chưa tính buôn lậu thì khoảng 55 đồng là nguyên nhiên liệu hàng đầu và trung gian, khoảng 35 đồng là thiết bị máy móc và dưới 10 đồng là hàng thiết yếu. Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu hàng trung gian từ Trung Quốc về chỉ có một phần để xuất khẩu, phần còn lại được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và tiêu thụ ở Việt Nam.”
Qua con số mà T.S Võ Trí Thành đưa ra, có thể thấy chính Việt Nam đã vô hình chung tự biến mình thành nơi trung gian tiêu thụ hàng hóa cho Trung Quốc, điều mà lẽ ra chúng ta vẫn có thể tránh được nếu có các chính sách quản lý nhập khẩu rõ ràng.
Vậy không lẽ chúng ta sẽ không thể thoát khỏi được “gọng kìm” của Trung Quốc? Câu trả lời có lẽ chỉ có chính các doanh nghiệp Việt Nam và các cấp quản lý vĩ mô trả lời, bởi lẽ khi Việt Nam đã có cam kết hội nhập thì không thể phân biệt đối xử với hàng của Trung Quốc.
Điều mà T.S Võ Trí Thành đề xuất là Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thông qua những chính sách về hỗ trợ nghiên cứu công nghệ, đầu tư… Việt Nam cần có chính sách để thoát khỏi “bẫy thương mại tự do,” nghĩa là Việt Nam không thể chỉ có thể dựa vào lợi thế tĩnh, lao động giá rẻ, mà phải nâng cao trình độ sản xuất của cả nền kinh tế thông qua lực lao động có chất xám và tay nghề cao.

 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-lw-qlty-go-con-chi-10052012061842.html

.

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Sự ra đi của các tập đoàn nhà nước

http://danlambaovn.blogspot.com/2012/10/su-ra-i-cua-cac-tap-oan-nha-nuoc.html#.UHiQ7a6qDKR



Vũ Hoàng (RFA) -  Quyết định cắt giảm số lượng các tập đoàn kinh tế có 100% vốn Nhà nước đang được xem là một bước quan trọng trong quá trình tái cơ cấu các tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước. 
Tái cơ cấu DNNN 
Trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ hồi đầu tháng trước, phía Bộ xây dựng đề nghị ngừng tổ chức thí điểm hai tập đoàn là Tập đoàn phát triển Nhà và Đô thị (HUD) và Tập đoàn Xây dựng và Công nghiệp Việt Nam (Sông Đà). Như vậy, danh sách chính thức các tập đoàn kinh tế Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập đang dừng ở con số 9. 
Tuy thế, cùng với lộ trình thực hiện Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, mà trọng tâm là tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, có thể nhận thấy con số này sẽ giảm xuống còn 7, với nhiều nhận định hai tập đoàn khác sẽ bị rút tên là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Vinashin). 
Theo lời Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam thì “Thủ tướng sẽ có trách nhiệm cao hơn với một số ít hơn các tập đoàn” trong khi đó, các đơn vị khác sẽ được tổ chức lại, trao quyền trực tiếp cho các bộ chủ quản là cấp trên trực tiếp, điều này có thể quy định rõ hơn trách nhiệm cho từng bộ ngành, cá nhân, tổ chức trong việc quản lý các doanh nghiệp Nhà nước. 

Tòa nhà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tại Hà Nội bị phá hủy để xây mới ngày 25 tháng 11 năm 2007 gây lãng phí rất lớn. AFP photo
Mặc dù trên thực tế, số lượng các tập đoàn kinh tế có thể đạt được đúng như chỉ tiêu Chính phủ đề ra là chỉ còn từ 5 – 7 tập đoàn gồm các đơn vị lớn và quan trọng với quốc kế dân sinh, như dầu khí, điện lực, viễn thông…nhưng nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng việc giảm số lượng các doanh nghiệp này phải đi đôi với việc chấp nhận để các doanh nghiệp này vận hành theo cơ chế thị trường, nghĩa là cắt hẳn sự bảo hộ của Nhà nước đối với các đơn vị đó. 
Trong một bài phỏng vấn gần đây được VEF trích lại, T.S Alan Phan, chủ tịch quỹ đầu từ Viasa Fund tại Hong Kong nhận định chừng nào Việt Nam còn duy trì tập đoàn, tổng công ty thì chừng đó Nhà nước sẽ còn phải tiếp tục “chạy theo trả nợ.” T.S Alan Phan giải thích rằng kinh doanh của các tập đoàn kinh tế Nhà nước tại Việt Nam cũng giống như việc người ta đi đánh bạc không bằng tiền của mình, sinh lời mình hưởng, còn thua lỗ người khác lãnh dùm. 
Ông nói rằng khó để “nâng cao hiệu quả sử dụng đồng tiền” khi mỗi ngày, một cá nhân đại diện phải quyết định cả triệu đô la nhưng không phải tiền của mình, người đó không đủ kỹ năng quản trị, không có thời gian giám sát công việc… có lẽ câu nói “đồng tiền liền khúc ruột” không còn đúng đối với phía chính phủ Việt Nam, khi nguồn vốn phân bổ cho nhiều tập đoàn đã bị họ sử dụng sai mục đích, hay những đồng vốn là tiền thuế đóng góp của người dân bị những nhóm lợi ích “xâu xé,” phải chăng câu nói “tiền mất tật mang” xem ra là hợp lý hơn nếu áp dụng vào một số “quả đấm thép” của nền kinh tế Việt Nam. 
Độc quyền, kém hiệu quả 
Tập đoàn Xây dựng và Công nghiệp Việt Nam (Sông Đà). Photo courtesy of vinabull.com 
Cái sự “tiền mất tật mang” đó vẫn là nỗi ám ảnh với nhiều người, lớn thì có Vinashin, Vinalines, nhỏ thì có Tập đoàn Sông Đà. Vậy đâu là nguồn gốc dẫn đến những câu chuyện thua lỗ của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, trong một lần trao đổi trước đây với chúng tôi, T.S Nguyễn Quang A, một chuyên gia kinh tế tại Việt Nam giải thích:

Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam. 

Đường lối ấy của đại hội lần trước nữa đã đặt ra phải xây dựng những tập đoàn như thế, đường lối ấy hết sức là sai lầm. Có thể xây dựng những tập đoàn kinh tế Việt Nam hùng mạnh nhưng không phải cách như Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tự làm và dùng nguồn lực của đất nước để tự mình làm. Chính cái đường lối ấy nó dẫn đến Vinashin, Vinalines và nó sẽ còn dẫn đến những đổ bể như thế nữa và đấy là những nguyên nhân chính. 
Quan điểm trên của T.S Nguyễn Quang A cũng có điểm tương đồng với tư duy “kinh tế nhà nước là chủ đạo” được hai tác giả Tô Trung Thành và Nguyễn Ngọc Anh đề cập đến trong báo cáo Kinh tế vĩ mô “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cấu trúc.”
Theo đó hai tác giả cho rằng chính “tư duy kinh tế nhà nước là chủ đạo” đã tạo ra một môi trường kinh doanh thiếu sự cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch và lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, khiến khu vực kinh tế tư nhân khó có cơ hội tiếp cận các nguồn đầu vào và cơ hội kinh doanh một cách bình đẳng. 
Ngoài ra, bản báo cáo này cũng nhắc đến việc sử dụng các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty lớn làm công cụ điều tiết vĩ mô sẽ là thiếu cơ sở vì nó tạo ra sự độc quyền, kém hiệu quả, giá cả bị bóp méo và đầu tư ngoài ngành tràn lan, đồng thời đó sẽ là mảnh đất màu mỡ để các cá nhân lợi dụng. 
Phải cải cách từ đâu? 
Cựu chủ tịch HĐQT Phạm Thanh Bình cùng các giám đốc điều hành khác của Vinashin tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng hôm 30/3/2012. AFP 
Câu hỏi đặt ra là cải cách khối doanh nghiệp Nhà nước, mà cụ thể là cơ cấu lại các tổng công ty 91, tập đoàn kinh tế nên được thực hiện theo hướng nào, T.S Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương thẳng thắn nhận xét:
Một là không thể cải cách doanh nghiệp nhà nước nếu không cải cách chính bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước là cái đã đẻ ra chủ trương, đã đứng ra cho phép các doanh nghiệp hoạt động. Rất nhiều doanh nghiệp thua lỗ thì doanh nghiệp ấy trước đó phải có người cho phép lập ra, rồi phải có người cho phép vay vốn nước ngoài, bây giờ không trả được nợ thì phải lấy ngân sách nhà nước ra để mà trả. 

Tôi nghĩ rằng hiện nay đã hình thành lợi ích nhóm giữa một số quan chức nhất định nào đấy trong bộ máy nhà nước với một số quan chức trong doanh nghiệp nhà nước, và những người này họ không muốn cải cách doanh nghiệp nhà nước một cách mạnh mẽ và có hiệu quả. Họ vẫn muốn có sự can thiệp mặc dù Việt Nam từ rất lâu đã yêu cầu là phải tách bạch chức năng quản lý nhà nước tức là quản lý bằng pháp luật, quản lý đối với mọi công dân, đối với mọi doanh nghiệp, với chức năng quản lý của chủ sở hữu và quản lý của bộ và bộ quản lý ngành. 
Có thể nói qua những gì T.S Lê Đăng Doanh phân tích thì chính những “nhập nhằng” giữa vai trò quản lý và vai trò làm kinh tế của Nhà nước đang tạo ra những kẽ hở, sự chồng chéo và thiếu hiệu quả trong hệ thống “xương sống của nền kinh tế.”
Nhìn vào con số tổng kết tính đến tháng 9 năm ngoái, số dư nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp nhà nước là hơn 415,000 tỷ đồng, trong đó hơn một nửa số nợ này đã thuộc về 12 tập đoàn kinh tế nhà nước (chiếm xấp xỉ 218,000 tỷ đồng), bản thân PGS, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam phải thừa nhận nhiều tập đoàn “đã bị phá sản về mặt kỹ thuật.” 
Đề án cơ cấu và sắp xếp lại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sẽ còn được thực hiện trong một vài năm sắp tới, việc giữ lại những tập đoàn chính nhằm đảm bảo quốc kế dân sinh sẽ là hợp lý và hiệu quả hơn nếu chỉ nhìn vào góc độ kinh tế đơn thuần, khi không có các mục tiêu chính trị, lợi ích cá nhân đan xen và hi vọng câu nói “cạnh tranh là nguồn gốc của sự phát triển” sẽ được hiểu đúng nghĩa và đúng chỗ.
2012-10-11 
 
 
.

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Sự thất bại của mô hình Tập đoàn kinh tế

http://caunhattan.net/2012/10/05/su-that-bai-cua-mo-hinh-tap-doan-kinh-te/

TS Nguyễn Quang A – Giải pháp cho các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước là chúng phải thuộc quyền quản lý của một Công ty quản lý tài sản quốc gia, thực hiện quản lý DNNN như một ông chủ tư nhân, Công ty này hoạt động theo một luật riêng do QH đưa ra, có trách nhiệm giải trình trước CP, trước QH và quan trọng nhất là trước công chúng. TS Nguyễn Quang A trao đổi với Lao động xung quanh việc 2 Tập đoàn VNIC và HUD kết thúc mô hình tập đoàn.


PV: Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam (VNIC) và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD)đã kết thúc hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế. Thưa TS, đây là một biểu hiện cho thấy sự thất bại của mô hình tập đoàn kinh tế? Hay đây là vấn đề quản lý tập đoàn?
TS Nguyễn Quang A: Đây là thất bại của mô hình tập đoàn (TĐKT), nói trắng ra là sự thất bại mô hình Thủ tướng chủ quản, để trở lại mô hình Bộ chủ quản dù cả 2 cơ chế đều dở cả. Từ năm 2006, tôi đã có ý kiến đặt vấn đề sự hợp pháp hay không của mô hình, và dự đoán thế nào mô hình này cũng thất bại. Tất nhiên, sự thất bại của HUD và VNIC có nguyên nhân từ việc quản lý, nguyên nhân này cũng lớn nhưng không phải là nguyên nhân chính.

PV: Thiếu sự cạnh tranh phải chăng là nguyên nhân chính cho sự thất bại của VNIC, của HUD nói riêng và mô hình DNNN nói chung, thưa TS?
TS Nguyễn Quang A: Tập đoàn là việc học tập theo kiểu sao chép các mô hình TĐKT từ những năm 60 thế kỷ trước của Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, điều khác biệt cơ bản là TĐKT Nhật, Hàn đều là những công ty tư nhân phải cạnh tranh. Yếu tố tư nhân khiến các TĐKT Nhật, Hàn có động lực về lợi nhuận, động lực phát triển rất lành mạnh. Và điều quan trọng là chúng phải cạnh tranh, cả trong và ngoài nước. TĐKT Việt Nam thì không những không phải cạnh tranh mà còn “được” ràng buộc bởi ngân sách mềm. Thiếu vốn thì được cấp vốn. Nợ nần thì được khoanh, giãn nợ. Thua lỗ thì được “tái cơ cấu”. Sai thì được sửa. Điều này tạo cho TĐKT tư tưởng, suy nghĩ luôn có thể nhờ vả. Nói hình tượng, nó giống với đứa con hư của một nhà trọc phú.
Về lý thuyết, DN sẽ không hiệu quả khi không phải cạnh tranh và có ràng buộc ngân sách mềm. Lý thuyết này người ta đã viết thành sách từ 50 năm nay và cũng được kiểm chứng cả nửa thế kỷ rồi.
Tất nhiên, ngay cả khi có cạnh tranh lành lạnh, bị ràng buộc ngân sách cứng thì cũng chưa đủ cho đảm bảo cho DNNN hoạt động hiệu quả. Chúng vẫn có thể thất bại vì nếu vấn đề quản lý kém. Nếu DN không những ít bị áp lực cạnh tranh, có ràng buộc ngân sách mềm và cùng với quản lý kém thì thất bại là dễ hiểu (có DNNN phải cạnh tranh và có ràng buộc ngân sách cứng có thể hoạt động hiệu quả, thí dụ điện thoại di động).
Về mặt thực tế, từ 10-15 năm trước người ta phản đối mạnh cơ chế bộ chủ quản, Bộ vừa là chủ sở hữu, vừa quản lý ngành dọc. Đây là cơ chế không hay vì tất cả quan chức đi làm kinh tế trong khi động lực của họ là động lực chính trị chứ không phải động lực kinh tế. Bộ chủ quản tức cơ quan hành pháp lại đi làm kinh tế, nên hỏng từ gốc. Nhưng thà để TĐKT chuyển về mô hình bộ chủ quản, vì dẫu sao chúng còn chịu sự quản lý của Bộ, hơn là mô hình TĐKT khi chức năng giám sát kiểm tra quản lý của các Bộ khác bị vô hiệu hóa.

PV: Thưa TS, vấn đề tái cơ cấu DNNN đang được bàn thảo tại Hội nghị TƯ 6, DNNN cần quản lý thế nào để chúng thực sự mang lại hiệu quả?
TS Nguyễn Quang A: Muốn giải quyết cần có một Công ty quản lý tài sản quốc gia, thực hiện quản lý DNNN như một ông chủ tư nhân, hoạt động theo một luật riêng do QH đưa ra, có trách nhiệm giải trình trước CP, trước QH và quan trọng nhất là trước công chúng. Tại sao nhà nước phải nắm các DN xây dựng, xi măng, dệt may? Theo tôi, những gì Nhà nước không cần phải nắm thì cần tư nhân hóa một cách triệt để. Bởi tư nhân hóa không có nghĩa là giao, mà là bán một cách sòng phẳng cho tư nhân, đưa tiền vào kho bạc để NN trả nợ, đầu tư hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế. Những gì Nhà nước nắm thì cũng phải buộc các DNNN thực hiện như DN tư nhân. Ông chủ làm đúng chức năng ông chủ. Cơ bản nhất là cơ chế để DNNN phải cạnh tranh, thậm chí thôn tính nhau, bởi chỉ có cạnh tranh mới có thể tạo ra động lực và phải buộc chúng đối mặt với ràng buộc ngân sách cứng.

PV: Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Viết Muôn hôm qua đã đánh giá: Việc thí điểm hình thành 2 tập đoàn này “khi thực tiễn chưa đặt ra yêu cầu, đòi hỏi một mô hình tổ chức như vậy”. Trong bối cảnh “Quan hệ sản xuất đi trước một bước nên việc thí điểm 2 tập đoàn này không thành công? Vấn đề là tính thời điểm, thưa ông?
TS Nguyễn Quang A: Đây là một cách nhìn khó có thể thấy rõ được nguyên nhân thất bại của mô hình nói chung, chứ không phải chỉ 2 TĐKT này. Việc phát triển thành TĐKT là quá trình phát triển tự nhiên của DN, quá trình này phải gắn kèm với phát triển quy mô và đào tạo nhân lực, chứ không thể Nhà nước muốn ép thế nào cũng được. Muốn gọi là gì thì gọi, nhưng đó là việc của DN chứ không phải của Chính phủ.

PV: Phát biểu trước QH, ĐBQH Lê Thị Nga đánh giá: Ngay từ đầu chúng ta đã thí điểm mô hình TĐKT trên phạm vi rất rộng, tập trung vào những lĩnh vực trọng yếu, xương sống của nền kinh tế. Ngay cả khi Vinashin bắt đầu đổ vỡ, ngay cả khi chưa có tổng kết thí điểm, lại có thêm 4 tập đoàn mới được thành lập. Phải chăng Chính phủ đã quá nóng vội, thưa TS?
TS Nguyễn Quang A: Nếu xét thêm quan điểm kinh tế- chính trị học điều này không khó lý giải. Chính phủ muốn tạo ra các quả đấm, muốn nắm được nhiều quyền lực kinh tế càng tốt. Về phía DN, họ cũng muốn thuộc quyền Thủ tướng để có tiếng nói, có nguồn lực…Vấn đề đáng lẽ phải có sự kiềm chế, giám sát, kiểm soát và cân bằng chứ không thể để quyền lực kinh tế tập trung như vậy. 13 TĐKT hiện nay chiếm bao nhiêu nguồn lực quốc gia, bao nhiêu tín dụng, bao nhiêu đất đai. Chắc ½ của DNNN rồi.

PV: Thưa TS, mô hình Ban KT TƯ đang được xúc tiến tài lập, liệu đây có phải là một kênh kiểm soát hữu hiệu?
TS Nguyễn Quang A: Đây là một mô hình “đặc thù Việt Nam” dù trên thế giới, đảng nào cũng có bộ phận nghiên cứu kinh tế. Theo tôi, nếu lập lại mô hình này và nó hoạt động tốt sẽ tạo ra được một kênh kiểm tra, giám sát, và như thế sẽ tốt hơn là không có nó. Nhưng nếu chỉ dừng ở mức độ là một Ban của Đảng, không có quyền kiểm tra, giám sát, đề xuất thì việc thành lập cũng vô nghĩa.
Xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Quang A


Đào Tuấn (thực hiện)
http://anhbasam.wordpress.com/2012/10/05/1290-su-that-bai-cua-mo-hinh-tap-doan-kinh-te/

.

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

"Vòi bạch tuộc" lũng đoạn thị trường

http://vn.news.yahoo.com/


"Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, một cá nhân đã sở hữu nhiều hơn số vốn theo quy định, gây ảnh hưởng tới hoạt động của tổ chức tín dụng. Thủ tướng đã chỉ đạo lực lượng chức năng đặt trọng tâm vào nhóm tội phạm liên quan tới hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các hành vi thâu tóm" - đó là khẳng định của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp báo chiều 5.9 tại Hà Nội.


Sacombank, ngân hàng bị “sáp nhập” trên thị trường tài chính VN trong thời gian vừa qua - Ảnh: Diệp Đức Minh

Không chỉ thâu tóm ngân hàng (NH), "vòi bạch tuộc" còn vươn sang thị trường vàng, thị trường bất động sản... "Ma trận" sở hữu chéo tạo ra những cuộc thôn tính đình đám nhưng "ông chủ" thật sự luôn bí ẩn.

Quyền lực giấu mặt
 

Bản chất của tội phạm thâu tóm ngân hàng
Trao đổi với báo chí về khái niệm tội phạm thâu tóm NH trong cuộc họp báo ngày 5.9, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định đó chỉ là cách nói, còn bộ luật Hình sự không ghi chính xác câu chữ loại tội phạm này. Tuy nhiên, bản chất của tội phạm thâu tóm NH nằm trong quy định tội kinh doanh trái phép, đầu cơ... Tội này theo ông Đam có thể nhằm mục tiêu thâu tóm các NH trái pháp luật.

Nhằm tránh việc cá nhân sở hữu NH dẫn đến thao túng, gây đổ vỡ như đã từng xảy ra ở một số nước trong khu vực trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, luật Tổ chức tín dụng quy định, cá nhân sở hữu tối đa không quá 5% vốn điều lệ trong một NH. Với tỷ lệ này, có thể khẳng định, không cổ đông cá nhân nào có thể "sai khiến" NH. Nhưng thực tế đã chứng minh, nhiều NH thương mại cổ phần (TMCP) hiện nay là "sân sau" của những cổ đông lớn.

Làm thế nào để các cá nhân này sử dụng NH như một công cụ rót vốn cho những dự án, những phi vụ riêng của mình, để thực hiện các vụ thâu tóm với lượng vốn khổng lồ như đã xảy ra trong thời gian qua? Đó là vì họ đã gián tiếp sở hữu NH. Cụ thể, "chẻ nhỏ" tỷ lệ sở hữu bằng cách chuyển sang một công ty đầu tư tài chính do họ lập ra. Công ty này mua CP của NH và trở thành cổ đông lớn của NH. Đây là con đường đưa các cá nhân trở thành cổ đông lớn, thậm chí là ông chủ của NH. Điều này lý giải vì sao, rất nhiều cá nhân có quyền lực cực lớn trong NH dù tỷ lệ sở hữu trực tiếp rất nhỏ.

Sau khi hoàn tất việc trên, các công ty đầu tư tài chính sử dụng NH như một công cụ rót vốn vào "sân sau" của họ thông qua các hợp đồng cho vay ủy thác (Thanh Niên đã có bài Bí ẩn khoản phải thu khác phân tích về vấn đề này). Đặc biệt, các công ty này tiếp tục đi mua CP ở các NH khác, rồi lại lập ra công ty đầu tư tài chính để sử dụng vốn của các NH này qua con đường ủy thác đầu tư... Cứ như vậy, "ma trận" sở hữu rối rắm này tạo thành các "vòi bạch tuộc" có sức mạnh tài chính cực lớn để thực hiện việc thâu tóm, nắm quyền kiểm soát ở các NH, các doanh nghiệp khác.



 


Không chỉ thâu tóm ngân hàng, "vòi bạch tuộc" còn vươn sang thị trường vàng, thị trường bất động sản... "Ma trận" sở hữu chéo tạo ra những cuộc thôn tính đình đám nhưng "ông chủ" thật sự luôn bí ẩn



Đơn cử như trong vụ sáp nhập NH Sacombank cách đây vài tháng, các cổ đông lớn gồm Công ty CP đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu, Công ty CP đầu tư Sài Gòn Exim và ông Trần Phát Minh chỉ lộ diện khi Ủy ban chứng khoán Nhà nước có văn bản xử phạt hành chính. Điều đáng nói là quan hệ chằng chịt của 3 cổ đông này.

Ông Trần Phát Minh trước đó là Phó chủ tịch HĐQT của Eximbank nhưng cũng là Chủ tịch HĐQT của Công ty đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu. Công ty Sài Gòn Á Châu cũng mua CP của Eximbank dù theo giấy phép kinh doanh, công ty này không có lĩnh vực đầu tư tài chính. Rồi ông Minh và Sài Gòn Á Châu cùng Eximbank đi “sáp nhập” Sacombank và hiện tại, ông Trần Phát Minh là Chủ tịch HĐQT của NH TMCP Kiên Long. Rõ ràng, nhờ sở hữu chéo, họ đã dồn phiếu cho một người để làm một cuộc “sáp nhập” thành công. Việc này thể hiện rõ nhất, quyền lực trung gian của các công ty đầu tư tài chính. Hay nói chính xác là quyền lực của chính các ông chủ công ty này, quyền lực cá nhân của họ ở các NH.

Thao túng vàng, bất động sản
 

Gây rối loạn thị trường
Theo một chuyên gia tài chính, không chỉ NH mà hầu như các tổng công ty nhà nước đều có loại hình công ty đầu tư tài chính để quản lý phần vốn của các công ty con bên dưới, thậm chí khi CP hóa họ cũng không bàn giao vốn về cho SCIC (Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước) mà vẫn giữ để quản lý vốn của các công ty con. Do không bị quản lý bởi bất cứ luật chuyên ngành nào nên các công ty này đầu tư bừa bãi, thiếu hiệu quả, gây rối loạn thị trường. Điển hình nhất là vụ Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an mới bắt nguyên Giám đốc và Trưởng phòng Tín dụng của Công ty TNHH MTV Tài chính cao su (thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam) về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước... ” do đầu tư thua lỗ vì đầu tư ngoài ngành và nợ ngập đầu. Chỉ cần tìm kiếm trên mạng sẽ thấy, các công ty đầu tư này được thành lập nhan nhản. Nếu không nhanh chóng có giải pháp thì hậu quả khó lường.

Không dừng lại ở thị trường tài chính, các công ty đầu tư tài chính này đã và đang vươn "vòi bạch tuộc" sang thị trường vàng, ngoại tệ, bất động sản. Liên tục mấy năm gần đây, thị trường đã chứng kiến nhiều thời điểm, giá vàng trở nên điên loạn và câu hỏi "ai thao túng giá vàng" chỉ được trả lời chung chung, đó là giới đầu cơ. Nhưng giới đầu cơ nào đủ vốn, đủ tiềm lực để xoay chuyển giá trên thị trường khi mỗi phiên có tới vài ngàn, thậm chí hàng chục ngàn lượng vàng được giao dịch? Chỉ có công ty đầu tư tài chính với nguồn vốn cực lớn nhờ sự "bơm" vốn từ phía sau của các NH mới đủ sức làm việc này.

Mọi chuyện càng rõ ràng hơn sau khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt thì 3 công ty mà ông trùm này sở hữu đều có hoạt động liên quan đến bất động sản, du lịch và vàng bạc đá quý. Hệ quả của sự thao túng này là giá vàng trong nước luôn cao hơn giá vàng thế giới từ 1-3 triệu đồng gây rủi ro cho người mua; tạo những cơn khan hiếm giả khiến NHNN phải cho nhập khẩu vàng dù lượng vàng trong nước rất lớn, áp lực lên thị trường ngoại tệ từ việc nhập khẩu vàng... Sự rối loạn này đã tạo ra những cơ hội kiếm lợi cực lớn cho các công ty này.


Tương tự đối với thị trường bất động sản. Một chuyên gia đang thực hiện xử lý bán tài sản thế chấp cho một số NH cổ phần tiết lộ, rất nhiều dự án thế chấp là từ các công ty đầu tư tài chính. Các công ty này cho vay dự án thông qua nguồn vốn ủy thác của NH. Sau đó họ lại mang chính các dự án này quay trở lại thế chấp NH lấy vốn mua CP ở các dự án khác. Rồi lại lấy "dự án khác" thế chấp để vay tiếp... Nên một phần không nhỏ nợ xấu của các NH cổ phần hiện nay là từ các công ty tài chính. Đó là lý do, các NH đã và đang tạo áp lực mua nợ xấu, thực chất là giải vây cho chính các ông chủ của họ. "Lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực đầu tư có điều kiện nhưng các công ty đầu tư tài chính sử dụng vốn ủy thác từ NH, mua CP và làm chủ các công ty một cách dễ dàng" - chuyên gia này nói.

Công ty đầu tư tài chính này "đẻ" ra công ty khác, công ty khác liên kết với NH này, doanh nghiệp nọ... để tiếp tục sản sinh ra các công ty cháu, chắt. “Vòi bạch tuộc” sở hữu này càng dài, càng chồng chéo thì vốn từ các NH chảy ra qua đường này càng lớn, các thương vụ thâu tóm, lũng đoạn càng nhiều. Nếu phanh phui tất cả nguồn vốn đã chảy theo hệ thống chân rết "sân sau" nói trên, vốn thực sự của các NH còn lại bao nhiêu? Đây là vấn đề cần được làm rõ nếu thực sự muốn tái cấu trúc hệ thống NH.

3 loại sở hữu chéo đáng lo ngại trong Ngân hàng
1. Sở hữu của các NHTM nhà nước tại các NH TMCP: Hiện có gần 8 NH TMCP có quan hệ CP với 5 NHTM nhà nước. Tiêu biểu là Vietcombank hiện đang sở hữu 11% tại NH Quân đội, 8,2% tại Eximbank, 4,7% tại NH Phương Đông, 5,3% tại NH Sài Gòn.
2. Sở hữu lẫn nhau giữa các NH TMCP: Hiện tượng này khá phổ biến ở Việt Nam. Hiện có ít nhất 6 NH TMCP có cổ đông là một NH TMCP khác. Chẳng hạn, Eximbank hiện sở hữu 10,6% cổ phần tại Sacombank, 8,5% cổ phần tại NH Việt Á.
3. Sở hữu NH TMCP bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân: Hiện có khoảng gần 40 doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có sở hữu trên 5% tại các NH TMCP. Hầu hết các tập đoàn nhà nước đều có các công ty tài chính. Mối quan hệ giữa NH TMCP với các tập đoàn tư nhân ngày càng trở nên phức tạp. Nhiều NH có thể được sở hữu bởi rất nhiều công ty gia đình hoặc các thành viên gia đình vốn đồng thời lãnh đạo ở các doanh nghiệp khác.
Nguồn Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Nguyên Hằng

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Loay hoay với tái cấu trúc kinh tế

http://sgtt.vn/Goc-nhin/163564/Loay-hoay-voi-tai-cau-truc-kinh-te.html


Thống nhất với nhận định đầu tư công đang là điểm nóng của nền kinh tế hiện nay, song các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế tham dự hội thảo “Tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước” tổ chức hôm qua (3.5) tại Hà Nội vẫn chưa đưa ra được giải pháp, kiến nghị có tính đột phá.
Đầu tư công: vòng xoáy nợ nần

Đầu tư công rất kém hiệu quả, thất thoát lên đến 20 – 30%, chi phí cao, như đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương chưa sử dụng đã hỏng. 
 Theo TS Vũ Đình Ánh, suốt giai đoạn 1995 – 2011, tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) trong tổng vốn đầu tư công liên tục chiếm tỷ trọng lớn nhất với trên 40%. Đặc biệt, những năm 2005 – 2009 và 2011, tỷ trọng này lên trên 50%, thậm chí trên 60%. Đầu tư công tăng tỷ lệ thuận với nợ công. Tính đến cuối năm 2011, nợ công chiếm 54,6% GDP, trong đó nợ Chính phủ là 43,6% GDP và nợ nước ngoài chiếm 41,5% GDP – tương đương 50 tỉ USD.


“So với mức độ nợ công chung của các nước mới nổi và đang phát triển thì nợ công của Việt Nam có quy mô lớn hơn và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng do cả nguyên nhân thâm hụt ngân sách lẫn vay nợ để đầu tư”, ông Ánh nhận xét. Nếu theo chuẩn quốc tế thì thâm hụt NSNN đã tăng vọt từ dưới 10.000 tỉ đồng năm 2006 lên hơn gấp đôi vào năm 2007, hơn tám lần vào năm 2009 và có giảm nhẹ trong năm 2010 xuống còn 3,03% GDP.

Để bù đắp bội chi, Việt Nam buộc phải vay trong nước và vay nước ngoài. Do số nợ vay được sử dụng vào những mục đích không sinh lợi nên toàn bộ số chi trả nợ gốc phải trông vào đợt phát hành mới – như một hình thức đảo nợ, đặc biệt là nợ vay trong nước. NSNN Việt Nam đang đứng trước vòng xoáy nợ nần với quy mô nợ Chính phủ ngày càng lớn. Theo tính toán của ông Ánh, Việt Nam dành khoảng 15% tổng chi NSNN (tương ứng 40.000 – 45.000 tỉ đồng giai đoạn 2006 – 2010) cho trả nợ và con số này tiếp tục gia tăng trong những năm tới do đến hạn trả nợ cũng như biến động tỷ giá hối đoái.

Tuy nhiên, khi so sánh mối quan hệ giữa đầu tư công – nợ công giai đoạn 2001 – 2011, ông Ánh đã chỉ ra kết quả đáng kinh ngạc là so với GDP (giá thực tế) thì đầu tư công có xu hướng giảm rõ rệt trong khi nợ công lại có xu hướng tăng mạnh và nợ nước ngoài cũng vậy. “Vậy thì một phần nợ công đã chuyển đi đâu, phải chăng là sang tiêu dùng chứ không hẳn cho đầu tư phát triển?”, ông Ánh đặt câu hỏi.
Khi so sánh mối quan hệ giữa đầu tư công – nợ công giai đoạn 2001 – 2011, TS Vũ Đình Ánh đã chỉ ra kết quả đáng kinh ngạc là so với GDP (giá thực tế) thì đầu tư công có xu hướng giảm rõ rệt trong khi nợ công lại có xu hướng tăng mạnh và nợ nước ngoài cũng vậy. “Vậy thì một phần nợ công đã chuyển đi đâu, phải chăng là sang tiêu dùng chứ không hẳn cho đầu tư phát triển?”, ông Ánh đặt câu hỏi.
Ông Ánh cũng chỉ ra rằng với cơ cấu chi thường xuyên chiếm trung bình 60 – 65% tổng chi NSNN, để tăng chi cho đầu tư phát triển, Việt Nam không có cách nào khác ngoài tăng quy mô của tổng thu NSNN – hiện xấp xỉ 30% GDP, một mức đã khá cao.


Giáo sư Nguyễn Văn Nam lo ngại, để tăng đầu tư công, hiện Chính phủ chỉ có thể thực hiện bằng hai cách: tăng thu NSNN, nghĩa là diệt doanh nghiệp, diệt sản xuất, diệt nền kinh tế; hoặc phải tăng vay nợ, nghĩa là thêm gánh nặng nợ nần. “Trong khi đó, với cách thức quản lý như hiện nay, nợ công của chúng ta chỉ ở mức 30% GDP đã đủ chết, đừng nói tới 50 – 60% GDP như hiện nay. Không thể dựa vào “nợ công vẫn ở ngưỡng an toàn” theo chuẩn của các nước để vung tay vay nợ, vung tay đầu tư, vung tay chi tiêu như hiện nay được. Muốn tăng đầu tư phát triển, buộc phải giảm chi tiêu ngân sách”, ông Nam nhấn mạnh.
Ba mũi nhọn là quá nhiều?

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh phân tích: đầu tư công ở Việt Nam tập trung vào đầu tư cho kinh tế với tỷ trọng rất cao, xấp xỉ 75 – 76% trong khi tỷ lệ đầu tư vào các lĩnh vực xã hội lại thấp và có xu hướng giảm dần, từ mức 17,6% năm 2000 xuống còn 15,2% năm 2009, trong đó đầu tư cho khoa học, giáo dục và đào tạo giảm từ 8,5% xuống còn 5,1%. Theo ông Doanh, đầu tư công là sản phẩm của cơ chế xin cho, trong đó cả hai phía “xin” và “cho” đều có lợi ích chung và lợi ích nhóm, có cả hiện tượng “gửi dự án”. Hệ quả là đầu tư công rất kém hiệu quả, thất thoát lên đến 20 – 30%, chi phí cao, như đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương chưa sử dụng đã hỏng, nhiều công trình đầu tư tiền tỉ không được sử dụng….

Để tái cơ cấu kinh tế, theo GS.TSKH Võ Đại Lược, viện Kinh tế và chính trị thế giới, cần phải thay đổi cả quan điểm về kinh tế – chính trị. Đại hội Đảng xác định kinh tế Nhà nước làm chủ đạo trong khi chỉ riêng lĩnh vực ngân hàng, năm ngân hàng thương mại nhà nước nắm cổ phần chi phối đã chiếm đến 70% thị phần ngân hàng. Tương tự là khối doanh nghiệp nhà nước. Ông Lược nói: “Những gì liên quan đến khái niệm “công”, “Nhà nước” hiện chiếm thị phần quá lớn. Chúng ta quyết tâm thay đổi, nhưng lại vẫn trên nền quan điểm cũ thì rất khó hiệu quả”.

Còn theo góc nhìn của phó chủ nhiệm uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Phúc, chương trình tái cơ cấu cả một nền kinh tế lại được giao cho từng bộ, ngành thực hiện đề án nên cuối cùng chỉ là những mảnh ghép rời rạc. Thực tế cũng đã cho thấy không có sự liên kết nào giữa các đề án tái cơ cấu theo ba mũi nhọn được ba cơ quan xây dựng là ngân hàng Nhà nước, bộ Tài chính và bộ Kế hoạch và đầu tư.

Trong khi đó, ông Đặng Xuân Thanh, phó viện trưởng viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, lại lo ngại về khả năng, hiệu quả thực hiện đề án tái cấu trúc nền kinh tế bởi mục tiêu đặt ra quá lớn khi nhắm tới 13 lĩnh vực với ba khâu đột phá, trong đó liên quan đến 11 tập đoàn kinh tế lớn, hơn 50 ngân hàng thương mại, 64 tỉnh, thành phố… Ông Thanh so sánh, chương trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đã được thực hiện mười năm nay mà vẫn “chưa đâu vào đâu”; hay như việc tái cơ cấu tập đoàn Vinashin bốn năm nay vẫn dở dang.

Bài học thành công từ công cuộc đổi mới năm 1986 được ông Thanh dẫn lại: chúng ta khi đó bắt đầu từ khu vực nông nghiệp, bằng cách giải phóng sản xuất, giải phóng tư tưởng, từ đó tạo ra nguồn lực, sức mạnh để tái cơ cấu cả nền kinh tế. Do vậy, theo ông Thanh, chúng ta chỉ nên chọn ra một tập đoàn, hoặc một địa phương để thí điểm thực hiện tái cơ cấu, nhưng phải làm quyết liệt. “Có đột phá là đúng rồi nhưng có tới ba lĩnh vực đột phá là quá nhiều, sức đâu mà làm?”, ông Thanh đặt câu hỏi.

Thảo Nguyễn
.

“Quyền lực ngầm”

http://vn.news.yahoo.com/quy%E1%BB%81n-l%E1%BB%B1c-ng%E1%BA%A7m-023600381.html


Xen giữa phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình hôm qua, 21.8, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phải nhắc nhở người đứng đầu ngành ngân hàng về các chức danh của một nhân vật thuộc dạng chóp bu trong giới tài phiệt ngân hàng vừa xộ khám: bầu Kiên.

>> Bé 1,5 tuổi bỏng nặng do ngã vào nồi cháo
>> Hố ga đã có nắp đậy

Nếu không có đơn gửi đến công an thì cái kiểu “kinh doanh trái phép” đầy quyền lực của bầu Kiên bao giờ mới được ngành ngân hàng phát hiện? 

Cụ thể, Thống đốc Bình có phân trần là các chức vụ “phó chủ tịch HĐQT ACB” rồi “hội đồng sáng lập” mà bầu Kiên đặt ra không có ý nghĩa gì cả, vai trò của bầu Kiên rất mờ nhạt trong các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) đang ồn ào trong chiến dịch tái cơ cấu các ngân hàng thương mại của Chính phủ. Thế nhưng Phó Chủ tịch Kim Ngân thì lại bảo các chức danh đó không có vai trò gì, không ý nghĩa gì sao NHNN lại cứ để điều đó tồn tại mãi, sao không ra tay xử lý dứt điểm ngay để dư luận đỡ hiểu nhầm?

Thực sự thì về lý, một thống đốc NHNN không thể đủ thì giờ quan tâm đến từng chức danh của từng cá nhân có vốn góp vào các NHTMCP nên nói ông Bình phải chịu trách nhiệm thì cũng là khiên cưỡng. Thế nhưng trong giới tài phiệt kinh doanh ngân hàng thì chỉ có 3 - 4 “ông bầu” nổi đình nổi đám, trong đó có bầu Kiên. Sự nổi đình nổi đám này không chỉ là các phát ngôn, hành động của bầu Kiên trong lĩnh vực đầu tư bóng đá mà nó hiển hiện ở ngay hoạt động của ba công ty đầu tư tài chính có đăng ký kinh doanh tại Hà Nội (trong đó có ít nhất hai công ty có tên liên quan đến ACB hoặc Á Châu) mà bầu Kiên giữ vị trí chủ tịch HĐQT.

Trong văn bản thông báo vắn tắt về quyết định khởi tố, bắt giam bầu Kiên, bộ Công an chỉ nói ngắn gọn là ông Kiên có dấu hiệu phạm tội “kinh doanh trái phép” trong việc sử dụng ba công ty con nói trên vào các thương vụ chuyển nhượng vốn… 

Trả lời chất vấn, Thống đốc có thừa nhận về sự yếu kém của hệ thống thanh tra, giám sát của NHNN. Mức độ yếu kém này cụ thể như thế nào, yếu về số lượng hay về chất lượng, không thấy Thống đốc báo cáo cụ thể song nhiều người tỏ ra rất ngạc nhiên về tuyên bố này. Bởi mới cách đây chưa đầy năm, những hành vi hết sức đơn lẻ giữa các cá nhân với nhau như việc thỏa thuận lãi suất, việc mua bán ngoại tệ lẻ hay việc vận chuyển vài ký vàng cũng bị phát giác, được Thống đốc yêu cầu trừng trị cực kỳ nghiêm khắc, thì việc bầu Kiên dùng các chức danh “không có ý nghĩa” để hoạt động trong giới ngân hàng lẽ nào NHNN lại chẳng hay?

Vụ bắt giữ bầu Kiên được bắt đầu từ lá đơn tố giác gửi đến bộ Công an. Nếu không có đơn như thế gửi đến công an thì cái kiểu “kinh doanh trái phép” đầy quyền lực của bầu Kiên bao giờ mới được ngành ngân hàng phát hiện?

Thep Pháp Luật TP.HCM

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Tại sao giới đầu tư chán Việt Nam?

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/08/120802_vn_less_investment.shtml


Con số thống kê Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam vừa công bố cho thấy đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) vào nước này trong bảy tháng đầu năm chỉ ở mức 8,03 tỷ đô la, bằng 66,9% so với cùng kì năm 2011.

Thị trường Việt Nam
Việt Nam đang lộ yếu kém về đầu tư, công nghệ và quản trị
Sự suy giảm từ 19,9 tỷ đôla năm 2010 xuống con số đáng thất vọng như vừa nêu trong lúc FDI toàn cầu tăng từ 1,24 đến 1,6 ngàn tỷ trong cùng thời gian cho thấy FDI tại Việt Nam đang đi ngược chiều với xu hướng thế giới.

Sự tụt hạng đầu tư của Việt Nam ở châu Á cùng thời gian cũng chứng minh môi trường kinh doanh nước này đang mất điểm trong mắt giới đầu tư, so với nước cùng khu vực như Indonesia, tăng từ vị trí 21 lên 9 một cách ngoạn mục.

Vậy giới quan sát đang cho rằng những lí do chính nào ngoài lí do 'suy thoái kinh tế toàn cầu' được 'ưa chuộng' của chính phủ Việt Nam khiến giới đầu tư nước ngoài trở nên ngán ngẩm việc đầu tư ở Việt Nam đến vậy?

Đăng kí nhiều, không sử dụng hết

Thông số FDI được đăng kí tại Việt Nam, thường chênh lệch xa với lượng FDI được chính thức đưa vào sử dụng vì tốc độ giải ngân yếu kém.

Việc đưa vốn đầu tư vào chính thức sử dụng tại Việt Nam là một thử thách đối với tập đoàn nước ngoài (FIEs) vì các thủ tục giấy tờ cũng như các điều khoản qui định đầu tư rắc rối, không rõ ràng.

Các dự án lên đến hàng tỉ đôla thậm chí sau khi đã hoàn thành các thủ tục, vẫn phải đối mặt với công đoạn “khó nuốt nhất” của quy trình đầu tư: 'giải phóng mặt bằng', được quản lý bởi các chính quyền địa phương nghèo vốn.

Một ví dụ tiêu biểu trong thời gian gần đây nhất đó là dự án hợp tác đầu tư của tập đoàn thép Tata của Ấn Độ với Tập đoàn thép quốc gia Việt Nam.
"Doanh nghiệp Nhà Nước vẫn là nòng cốt của nền kinh tế trong chiến lược phát triển"
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Dự án 5 tỷ đô la đã phải nằm “bất động” trong bốn năm liền vì sự chậm chạp của tỉnh Hà Tĩnh trong việc giải phóng mặt bằng với lời bào chữa “không đủ ngân sách”.

Đây là lý do khiến phía Ấn Độ mất kiên nhẫn đến nỗi đích thân Thủ tướng Manmohan Singh phải “nhắc khéo” về dự án với Chủ tịch Trương Tấn Sang trong cuộc gặp năm 2011 tại New Dehi.

Kết quả là trong tháng 8, phía Việt Nam đã bắt Tata phải trích thêm một khoản 100 triệu đôla nữa để trả tiền giải phóng mặt bằng, gấp hơn ba lần so với 30 triệu đô la qui ước ban đầu, nhằm ‘thúc đẩy’ tiến trình dự án.

Lao động rẻ đã lỗi thời

Chủ tịch Trương Tấn Sang đã nhận được thông điệp từ Ấn Độ về vụ Tata đầu tư vào Hà Tĩnh

Kinh tế gia Raphael Cecchi của hãng phân tích đầu tư ONDD tại Bỉ nói trong một cuộc Bấm phỏng vấn với BBC rằng, một trong hai thế mạnh lớn nhất của Việt Nam đó là lực lượng lao động đông đảo với giá rẻ.
Tuy nhiên ngay cả ông và giới phân tích trên thế giới cũng thống nhất rằng, trước nhu cầu thị trường toàn cầu ngày càng tinh vi và thâm dụng vốn cũng như tốc độ tăng giá lao động trong nước nói riêng, thế mạnh này sẽ bị xói mòn rất nhanh.

Giới quan sát nói Việt Nam sẽ khó đón nhận những làn sóng FDI khổng lồ trong tương lai với đội ngũ lao động kém trình độ, chủ yếu bắt nguồn từ những bất cập trong nền giáo dục vốn thiếu sự tự do để cạnh tranh, chuyên môn hóa của nước này.

Một ví dụ cụ thể là vào năm 2011, Intel , hãng sản xuất chip điện tử hàng đầu của Mỹ, đã gặp trở ngại trong việc đầu tư vào Việt Nam khi số công nhân đủ trình độ tuyển dụng chỉ bằng một phần nhỏ số lượng yêu cầu.
Hãng Intel vào thời điểm đó đã gạt qua một bên lợi thế lao động giá rẻ của Việt Nam, tuyên bố rằng đó không phải là điều họ tìm kiếm.

Trong những năm trước, khi giá lao động Trung Quốc tăng nhanh, nhiều ý kiến đã cho rằng Việt Nam sẽ là điểm dừng chân tiếp theo của những nhà đầu tư muốn hướng về Châu Á.

Cho tới nay, Trung Quốc, với giá lao động tối thiểu cao hơn Việt Nam rất nhiều, vẫn là điểm dừng chân hàng đầu cho các tập đoàn công nghệ khổng lồ của thế giới như Samsung, Apple nhờ những nỗ lực nâng cao chất lượng lao động.

Họ đã đưa đội ngũ lao động cao cấp lên làm nòng cốt cho nền kinh tế trong lúc vẫn đảm bảo giá cả, chất lượng và năng suất sản xuất ở mức cạnh tranh so với thị trường lao động quốc tế từ rất sớm.

Điện cúp, đường tắc

Chính phủ Việt Nan quyết tâm duy trì vị trí ưu thế về chính sách cho doanh nghiệp nhà nước

Bài viết của kinh tế gia Geoffrey Cain trên tờ Foreign Policy (FP) trong tháng 7/2012 có đoạn:”Việt Nam của năm 2012 là xứ sở mà chính phủ ra quyết định xây dựng các công trình cảng ở những nơi kì quái hoặc đường xá không có ý nghĩa kinh tế nào.”

Vấn đề cơ sở hạ tầng không được đầu tư đúng nơi, đúng lúc và đúng mức độ đang là vấn đề gây quan ngại với giới đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là khi vấn đề mất điện và giao thông đình trệ có những ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Nhiều năm qua, các doanh nghiệp đặt xưởng sản xuất tại Việt Nam liên tục kêu ca là 'chới với' vì không có điện để sản xuất, nhất là trong thời điểm mùa hè, dẫn đến thiệt hại về cả năng suất cũng như chi phí sản xuất.
Báo chí nêu như với Samsung, vụ mất điện 10 phút đã có thể biến các sản phẩm dang dở thành 'phế thải', gây tốn kém lên đến hàng chục triệu đô la.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thì liên tục lên tiếng than lỗ vì thiếu nước, chi phí mua điện ngoài tăng cao, cũng như các nguồn điện chậm tiến độ như một phần các lí do cho vấn đề bất cập năng lượng.

Trong khi đó, EVN vẫn đầu tư vào các ngành không liên quan như ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản.

'Ngại' doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp Nhà Nước (DNNN), bị coi là trở ngại lớn nhất với sự phát triển của khu vực tư doanh, vốn được cho là nòng cốt và tương lai của nền kinh tế Việt Nam, mà còn là lá chắn nguồn FDI từ bên ngoài suốt nhiều năm qua.

Ngân hàng HSBC hôm 1/8 nói sai lầm lớn nhất của Việt Nam là tập trung 40% tổng sản lượng doanh thu quốc doanh (GDP) vào các tập đoàn nhà nước kém hiệu quả, tạo ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường nhưng lại đòi hỏi sự hỗ trợ khổng lồ để tiếp tục tồn tại.

Các doanh nghiệp này, bị các nhà đầu tư lên án là với số vốn lớn mạnh đã ra sức thao túng vị trí 'đầu tàu của ngành', chiếm thế độc quyền bằng cách mở rộng đa ngành để tạo khó khăn cho việc thâm nhập thị trường của các tập đoàn nước ngoài, ảnh hưởng đến mức FDI tiềm năng đổ vào Việt Nam những năm qua.

Trong cùng bài trên FP, Geoffrey Cain viết về doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam: "Họ thật là một đám phiền toái, chẳng ai (nhà đầu tư nước ngoài) muốn dính vào họ."

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn tiếp tục khẳng định Doanh nghiệp Nhà Nước vẫn là nòng cốt của nền kinh tế trong chiến lược phát triển đất nước từ đây đến năm 2015.
"Họ thật là một đám phiền toái"
Geoffrey Cain
Có điều chính ông này là người bị dư luận lên án vì đã bỏ ngoài tai những cảnh báo của các chuyên gia về tác hại của mô hình DNNN nhiều năm trước khi Vinashin, Vinalines đổ vỡ.

Lạm phát: nỗi ám ảnh kinh hoàng

Lạm phát trong năm 2012 đã giảm xuống mức đáng kể, thế nhưng những dư âm và hậu quả của mức lạm phát lên đến 23% của năm 2011 vẫn còn tồn đọng trong nền kinh tế hiện tại và tâm lí các nhà đầu tư.
Một phần nguyên nhân cho tình trạng suy giảm lượng FDI trong năm 2012, đó là các biến động tâm lý của nhà đầu tư trong thời điểm một năm trước đó.

Trong bối cảnh lạm phát Việt Nam lên đến mức cao nhất Châu Á năm 2011, các khách hàng nước ngoài cũng như các công ty nước ngoài trở nên lãnh đạm hẳn với thị trường Việt Nam và tìm cách chuyển dần sang các nước lân cận trong suốt thời gian sau đó.

Nguyên nhân cho sự lãnh đạm đó là sự mất đi lợi thế cạnh tranh giá cả trong nước trước áp lực lạm phát khiến yêu cầu tăng lương của nhân viên, chi phí vật liệu, lãi suất cao ngất ngưởng và các ngân hàng đua nhau siết vốn.

Nguồn FDI vào ngành bất động sản trong cũng giảm xuống rõ rệt trước một thời gian dài chứng kiến sự sụp đổ của ngành này cùng những món nợ xấu còn tồn đọng ở thời điểm hiện tại.

Quan hệ VIệt Nhật

Những tiến triển trong quan hệ hợp tác của Việt Nam với các nước lân cận đang mở ra những nguồn FDI tiềm năng mới.

Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực rõ rệt trong việc hạ lạm phát, giới quan sát vẫn đang 'nín thở' theo dõi tốc độ giảm lãi suất của nước này bởi khả năng tái lạm phát nếu lãi suất được giàm không đúng mực.

Kinh tế gia Raphael Cecchni nhận đinh rằng, Việt Nam, trước nỗ lực giải quyết mức lạm phát đang phải hi sinh tăng trưởng thường niên và giá trị tiền đồng, vốn cũng là điều đang khiến các nhà đầu tư lo ngại rằng sẽ giảm độ hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam.

FDI sẽ quay trở lại ?

Các động thái của Nhà nước Việt Nam trong thời gian gần đây cho thấy nỗ lực của phía chính quyền trong việc tái khẳng định tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Giới phân tích cho rằng, nỗ lực rõ rệt nhất, đó là việc tái ổn định kinh tế vĩ mô, thắt chặt tín dụng và hạ mức lạm phát một cách quyết liệt kể từ Nghị Định số 11 năm 2011.

Các đề án tái cơ cấu ngân hàng cũng như Doanh nghiệp nhà nước của chính phủ Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đang được đánh giá là có những tác động tích cực lên tâm lí đầu tư nước ngoài.

Vấn đề giải ngân trong báo cáo của Cục thống kê cũng được các chuyên gia cho là tốt hơn so với cùng kì năm ngoái, chứng tỏ sự tiến bộ trong công tác quản lí nguồn FDI.

Sự gia tăng trong các mối quan hệ song phương gần đây giữa Việt Nam và các nước Nhật, Mỹ, Nga cũng được cho là đang mở đường cho những nguồn FDI đầy tiềm năng.

Tuy nhiên, có một điều mà giới quan sát đồng thuận, đó là Việt Nam cần quyết liệt hơn nữa trong việc giải quyết các vấn đề hiện hữu trong cơ cấu đã và đang khiến các khối đầu tư tỉ đô quay mặt đi.

.

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bad-debt-in-bk-sys-07182012081852.html


Là kênh cung cấp vốn độc quyền cho nền kinh tế Việt Nam vì vậy tình hình kinh doanh của ngân hàng có tác động trực tiếp tới hoạt động các doanh nghiệp.

Nợ xấu là một trong những vấn đề khó khăn nhất của hệ thống ngân hàng hiện nay mà nhà nước cần giải quyết. Thông tín viên Nhân Khánh tìm hiểu tình trạng nợ xấu diễn ra như thế nào trong hệ thống ngân hàng và khả năng xử lý vấn đề này, mời quý vị theo dõi.

Ước tính, nguồn vốn ngân hàng trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chiếm hơn 70%. So với các nước trong khu vực, sự phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp là rất lớn.

Định nghĩa nợ xấu ở Việt Nam
Theo một số nhà nghiên cứu, số nợ xấu trong ngân hàng có thể lên tới hơn 14%. Tuy nhiên theo giải trình trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình nói số nợ xấu trên toàn hệ thống là khoảng 10%, tương đương chừng 12 tỷ USD. Nhìn chung, số liệu về tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn chưa thống nhất. Lý do phát sinh sự chênh lệch về số liệu này, chúng tôi được Tiến sỹ Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn Tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM, cho biết như sau:
Định nghĩa ở Việt Nam khác với các chuẩn mực như là quy định trong Basel II, Basel III (Hiệp ước quốc tế về Quản lý rủi ro). Định nghĩa về nợ xấu ở Việt Nam được phân loại theo các nhóm nợ, thường được tính trên cơ sở khả năng thanh toán của con nợ, hay nói cách khác là của các khách hàng khi đi vay. Nếu đến thời hạn mà khách hàng không có khả năng thanh toán lãi và vốn gốc theo hợp đồng thì khoản vay đó được xếp vào các nhóm nợ tương ứng. Tùy theo thời gian họ trì hoãn không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán.
Định nghĩa ở Việt Nam khác với các chuẩn mực như là quy định trong Hiệp ước quốc tế về Quản lý rủi ro. Định nghĩa về nợ xấu ở Việt Nam được phân loại theo các nhóm nợ, thường được tính trên cơ sở khả năng thanh toán của con nợ, hay nói cách khác là của các khách hàng khi đi vay
Tiến sỹ Lê Đạt Chí
Đây là một điểm khác biệt lớn. Trong khi đó, các tiêu chuẩn đánh giá về xếp loại nợ ở một số các nền kinh tế phát triển thì người ta đánh giá khả năng trả nợ của chủ thể đi vay. Nếu chủ thể đi vay đó có khả năng trả trong tương lai thì được xem là nợ tốt. Cho nên đây là điểm khác biệt lớn so với quan điểm về nợ xấu ở Việt Nam, nợ xấu có nghĩa là con nợ không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Ở Việt Nam không đánh giá trên cơ sở là tài sản đảm bảo của con nợ và khả năng trả nợ trong tương lai của con nợ. 

Các tiêu chuẩn quốc tế về nợ xấu không được thừa nhận hoàn toàn ở Việt Nam. Điều này dẫn đến tỷ lệ nợ xấu do các công ty xếp hạng tín dụng quốc tế đưa ra cao hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu Việt Nam tự xác định. Về các nguyên nhân gây ra nợ xấu, theo Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương là như sau:
Nợ xấu ở Việt Nam thì có nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân từ quản trị doanh nghiệp, có những nguyên nhân từ biến động của thị trường kinh tế thế giới và của giảm sức mua ở trong nước.
Cũng có nguyên nhân do lợi ích nhóm và các hành vi kinh doanh thiếu minh bạch. Đấy là 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu. 

Ở một góc độ phân tích khác, Tiến sỹ Lê Đạt Chí có ý kiến về nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ở Việt Nam là:
Bước đầu, trong các số liệu được công bố của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì có 2 vấn đề. Một là nợ xấu nằm ở các ngân hàng quốc doanh. Các ngân hàng này khi thực hiện một số chủ trương lớn của nhà nước trong vấn đề phát triển kinh tế xã hội thì họ đã cho vay nhiều vào một số ngành nghề, lãnh vực mà nơi đó hầu như các thành phần kinh tế nhà nước đang nắm chủ đạo và chi phối. 

Cho nên mức nợ xấu đối với các ngân hàng quốc doanh sở hữu nhà nước đang chiếm một tỷ trọng lớn hơn 50% trong tổng lượng nợ xấu. Khi nền kinh tế thế giới hay Việt Nam có biến cố, làm cho khả năng quản trị của các tài sản đầu tư kém hiệu quả, và rơi vào tình trạng mất hoặc kém đi khả năng thanh toán nợ.
các ngân hàng TMCP đều có những tập đoàn, những chuỗi doanh nghiệp ở đằng sau. Cho nên có khả năng là việc tài trợ từ hệ thống ngân hàng TMCP này cho các sân sau của họ vượt quá mức. Khi những doanh nghiệp sân sau này có biến cố thì dẫn đến họ không có khả năng trả nợ.
Nhóm thứ hai nợ xấu ở Việt Nam nằm ở khối các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP). Đặc điểm của các ngân hàng TMCP là bị chi phối bởi nhóm tư bản thân hữu hoặc các nhóm tư bản đang thống trị. Chúng ta thấy rằng là những ông chủ của các ngân hàng TMCP đều có những tập đoàn, những chuỗi doanh nghiệp ở đằng sau. 

Cho nên có khả năng là việc tài trợ từ hệ thống ngân hàng TMCP này cho các sân sau của họ vượt quá mức. Khi những doanh nghiệp sân sau này có biến cố thì dẫn đến họ không có khả năng trả nợ. Hoặc là các tài sản đó được định giá quá cao và bây giờ các tài sản đó bị sụt giảm giá trị. Cho nên sau khi thanh tra lại thì người ta vẫn thấy rằng, các tài sản đảm bảo cho các khoản vay này sụt giảm giá trị dẫn đến nợ xấu của Việt Nam tăng cao. 
 
Trách nhiệm của ngân hàng
Về nguyên tắc, nợ xấu cao thì lợi nhuận thấp. Tuy nhiên, trong thực tế không hẳn như vậy. Theo công bố của hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần, lợi nhuận quý 1 năm nay của đa số các ngân hàng này thường ở mức hàng ngàn tỷ đồng. Vậy trách nhiệm của ngân hàng nằm ở đâu trong việc để phát sinh nợ xấu. Theo Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, cụ thể là như sau:
Theo tôi thì ngân hàng lãnh ít nhất là 50% trách nhiệm trong vấn đề nợ xấu này, trong nhiều trường hợp có lẽ là trên 50%. Tình trạng ngân hàng phải cấp tín dụng theo mệnh lệnh của một ai đó, đối với các ngân hàng thuộc thành phần kinh tế nhà nước là không ít. Chúng ta đều biết, là Vinashin đã nhận được rất nhiều các khoản vay mà hồ sơ cũng như dự án hết sức là sơ sài. Không có sự giải thích rõ ràng về hiệu quả, không có quá trình thẩm định khách quan.v.v.
Theo tôi thì ngân hàng lãnh ít nhất là 50% trách nhiệm trong vấn đề nợ xấu này, trong nhiều trường hợp có lẽ là trên 50%. Tình trạng ngân hàng phải cấp tín dụng theo mệnh lệnh của một ai đó, đối với các ngân hàng thuộc thành phần kinh tế nhà nước là không ít.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
Đối với các ngân hàng tư nhân, ngân hàng cổ phần thì có những ngân hàng hoạt động tương đối tốt; tình trạng thiếu thẩm định hoặc là lợi ích nhóm tương đối thấp. Tôi muốn đơn cử như ngân hàng ACB là nơi tôi có ấn tượng tốt đẹp. Còn có không ít những ngân hàng khác thì có các cổ đông lớn đã gây áp lực và đã nhận được những khoản vay rất lớn, theo những điều kiện ưu đãi để dành cho các dự án khá mạo hiểm; mà sau đó, các dự án đầu tư đó cũng có trường hợp là không thành công và nợ xấu đã phát sinh. Theo tôi, trong các trường hợp này thì lợi ích nhóm và các quy trình thẩm định rõ ràng là có thiếu sót.

Trong hệ thống ngân hàng cổ phần tại Việt Nam đang tồn tại một hiện tượng sở hữu chéo phức tạp. Một cổ đông lớn, một nhóm đầu tư sở hữu cổ phần ở nhiều ngân hàng; ngân hàng này sở hữu ngân hàng kia... Tình trạng này dẫn đến các nguyên tắc, quy định tài chính bị phá vỡ. Chẳng hạn, ngân hàng không được cho chính người sở hữu vay vốn nhưng nhờ mạng lưới sở hữu chéo, hầu hết các ngân hàng cổ phần đều cho chính chủ của mình vay.

Vấn đề xử lý nợ xấu liên quan trực tiếp đến các nhóm lợi ích. Liệu với chức năng quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước, vấn nạn này có giải quyết được dứt điểm hay không, hay đòi hỏi trách nhiệm xử lý ở một cấp cao hơn, chẳng hạn là Chính phủ. Tiến sỹ Lê Đăng Doanh có ý kiến như sau:
Tôi nghĩ rằng Ngân hàng Nhà nước có phần trách nhiệm trong quá trình thẩm tra, trong quá trình quy định các chuẩn mực về nợ xấu, trong quy trình đòi hỏi các báo cáo và thẩm định các báo cáo đó. Nhưng trách nhiệm và vai trò cao hơn, rất cần thiết là thuộc các thể chế chính trị.
Tôi nghĩ rằng Ngân hàng Nhà nước có phần trách nhiệm trong quá trình thẩm tra, trong quá trình quy định các chuẩn mực về nợ xấu, trong quy trình đòi hỏi các báo cáo và thẩm định các báo cáo đó. Nhưng trách nhiệm và vai trò cao hơn, rất cần thiết là thuộc các thể chế chính trị.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
Việc ai đó dùng quyền lực của mình ra lệnh phải cung cấp đất, phải cung cấp tín dụng cho những doanh nghiệp, cho những dự án nhất định. Đấy là các khiếm khuyết của thể chế chính trị, của thể chế kinh tế; trong đó quyền lực được sử dụng mà không có sự giám sát và thiếu công khai, minh bạch.
Nếu bây giờ Quốc hội biết được đầy đủ rằng, những mệnh lệnh đó đã được ra như thế nào và đã có những khoản tín dụng đã được chuyển mà không có các thủ tục, không có sự thẩm định, không có dự án một cách minh bạch thì chắc là Quốc hội cũng sẽ phải lên tiếng. Tôi nghĩ rằng, vấn đề nợ xấu sẽ đòi hỏi có một cuộc cải cách rất nghiêm túc, toàn diện trong công cuộc đổi mới về kinh tế, về chính trị và xã hội ở Việt Nam. 

Việt Nam cần có nhiều bước đột phá mạnh về mặt chính sách. Chẳng hạn, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu nhưng nợ của doanh nghiệp nhà nước thì rốt cuộc lại do người dân đóng thuế phải chịu. Do đó, giải quyết vấn đề nợ xấu quả là rất phức tạp.

Nợ xấu ngăn cản dòng vốn từ ngân hàng chảy sang các doanh nghiệp. Nếu không giải quyết được hiện tượng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng, sẽ phát sinh tình trạng dùng tiền ngân sách giải quyết nợ xấu mà thực chất là dùng tiền thuế của dân đi cứu trợ cho các nhóm lợi ích, các ông chủ ngân hàng.


Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Sự sụp đổ dây chuyền của các tập đoàn kinh tế nhà nước

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vinaline-anoth-vn-eco-tumor-05232012081540.html


Vinalines sụp đổ mang theo nhiều dấu hỏi cho chính sách ưu tiên tập đoàn kinh tế nhà nước.

Trụ sở của Vinalines, Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam.

Ngay sau khi Vinashin sụp đổ không ít chuyên gia kinh tế, tài chánh trong và ngoài nước tiên đoán rằng còn nhiều Vinashin khác sẽ nối gót sụp theo nếu chính sách ưu đãi cho các tập đoàn nhà nước như hiện nay vẫn tiếp tục bất kể các hậu quả do Vinashin mang lại.

Phá sản vì chính sách ưu tiên của nhà nước

Nhà nước đã tái cơ cấu lại Vinashin trong đó chia khoản nợ mà tập đoàn này đang gánh cho nhiều tập đoàn nhà nước khác trong đó có Tập đoàn Dầu khí và Tổng công ty hàng hải Việt Nam còn gọi là Vinalines.

Dư luận cho rằng việc làm này tỏ ra thiếu cân nhắc khi bản thân Vinalines khi ấy cũng đang cần vực dậy. Các cấp cao nhất trách nhiệm tái cơ cấu tập đoàn Vinashin đã không biết hay cố tình không biết gì về sự thâm lạm mà Vinalines đang phải đối phó. Các kết quả kinh doanh tổng hợp năm 2007-2008 cho thấy Vinalines có lãi, nhưng đến năm 2009 thì tập đoàn này bị lỗ hơn 400 tỷ đồng, đến năm 2010 lại tiếp tục lỗ nặng hơn lên tới gần 1. 300  tỷ đồng.

Tính tới tháng 12 năm 2011, sau khi quá trình tái cơ cấu đã được 17 tháng, Vinalines cho biết không thể tiếp nhận 12 công ty con của Vinashin theo yêu cầu của Chính phủ. Điều này cho thấy tầm nhìn của những viên chức trách nhiệm trong đề án tái cơ cấu Vinashin hoàn toàn sai lầm nếu không muốn nói là thiếu trách nhiệm, gây hậu quả gián tiếp cho sự sụp đổ của Vinalines trong thời gian gần đây.

Các Tập đoàn cột trụ của kinh tế quốc gia. RFA/internet

Nếu chính phủ nắm rõ những món nợ của Vinalines và cách làm ăn có vấn đề của tập đoàn này thì sự thể đã không như hôm nay. Là một bộ phận của chính phủ, Vinalines được ưu đãi trên mọi phương diện. Về vốn, Vinalines được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Vinalines cũng được cho vay lại nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ. Vinalines được bảo lãnh vay vốn nước ngoài, cho phép phát hành trái phiếu, cũng như các ưu đãi khác mà một công ty tư doanh không thể nào có được.
Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam.
TS Nguyễn Quang A


Riêng việc quản lý tài chính, giống như nhiều tập đoàn, tổng công ty khác đang làm hiện nay, Vinalines có hoạt động đầu tư rất dàn trải khi góp vốn vào 158 doanh nghiệp không đúng mục đích. Vinallines đã chi gần một nửa số tiền trong 1.000 tỷ đồng mà tập đoàn này được ưu đãi từ nguồn vốn trái phiếu phát hành năm 2010 để cho các công ty con vay mà không tính lãi. Kết quả là sau nhiều năm nợ không thể đòi của các đơn vị vệ tinh của Vinalines lên tới hơn 23.000 tỷ đồng.

Nhận xét về những sai phạm này, TS Nguyễn Quang A nguyên giám đốc viện Nghiên cứu phát triển IDS cho biết:

Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam. Đường lối ấy của đại hội lần trước nữa đã đặt ra phải xây dựng những tập đoàn như thế, đường lối ấy hết sức là sai lầm. Có thể xây dựng những tập đoàn kinh tế Việt Nam hùng mạnh nhưng không phải cách như Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tự làm và dùng nguồn lực của đất nước để tự mình làm. Chính cái đường lối ấy nó dẫn đến Vinashin, Vinalines và nó sẽ còn dẫn đến những đổ bể như thế nữa và đấy là những nguyên nhân chính.


Bài học về quyền lực kinh doanh của TĐKTNN

Trong kinh doanh, Vinalines cũng được ưu tiên vận chuyển hàng hóa trong nước. Việc đầu tư đăng ký, mua bán tàu biển cũng được thực hiện theo cơ chế ưu đãi và được nhà nước cho phép chỉ định thầu đóng mới tàu biển trong nước.

Thế nhưng Vinalines đã dùng những đặc quyền đặc lợi này để thao túng các hợp đồng khi tập đoàn này tự ý mua, bỏ tiền ra tân trang nhũng con tàu cũ kỹ quá hạn sử dụng để rồi sau đó nhiều con tàu này vẫn nằm trong các ụ đóng tàu mà không bao giờ xuất xưởng. Có hàng chục chiếc tàu bị bỏ hoang trong nhiều năm nhưng vẫn phải trả lương thủy thủ, thuyền viên cũng như tốn rất nhiều chi phí khác.
Vinalines Queen là con lớn và hiện đại nhất của Vinalines
Vinalines đã chi ra gần 23 ngàn tỷ để mua 73 con tàu từ nước ngoài về, tất cả đều là tàu cũ trong đó có 13 chiếc không thể đăng kiểm để hoạt động, có nghĩa là nếu hoạt động chúng sẽ bị quốc tế giam giữ và bị phạt theo luật hàng hải. Điển hình là tàu Vinalines Global bị bắt giữ tại Trung Quốc 28 ngày, gây thiệt hại hơn 1 triệu USD bao gồm tiền phạt và các chi phí giải quyết vụ kiện.
Vinalines đã dùng những đặc quyền đặc lợi này để thao túng các hợp đồng khi tập đoàn này tự ý mua, bỏ tiền ra tân trang nhũng con tàu cũ kỹ quá hạn sử dụng để rồi sau đó nhiều con tàu này vẫn nằm trong các ụ đóng tàu mà không bao giờ xuất xưởng. Có hàng chục chiếc tàu bị bỏ hoang trong nhiều năm nhưng vẫn phải trả lương thủy thủ, thuyền viên
Vinalines đã dùng những đặc quyền đặc lợi này để thao túng các hợp đồng khi tập đoàn này tự ý mua, bỏ tiền ra tân trang nhũng con tàu cũ kỹ quá hạn sử dụng để rồi sau đó nhiều con tàu này vẫn nằm trong các ụ đóng tàu mà không bao giờ xuất xưởng. Có hàng chục chiếc tàu bị bỏ hoang trong nhiều năm nhưng vẫn phải trả lương thủy thủ, thuyền viên

Tuy nhiên tai tiếng của Vinalines lớn nhất có lẽ là vụ mua ụ nổi No83M. Ụ nổi 43 tuổi này được Vinalines mua với giá 9 triệu USD, sau đó sửa chữa tại nước ngoài và vận chuyển về Việt Nam tốn thêm gần 5 triệu nữa. Cộng với những chi phí khác ụ nổi này lên tới 26,3 triệu USD - tương đương 70% giá đóng mới. Tuy nhiên, điều đáng nói là cho tới nay ụ nổi này vẫn không thể hoạt động.

Không tính các vụ việc khác xảy ra trước đó, qua vụ mua ụ nổi này thì hành động tham ô trong cấp lãnh đạo của Vinalines không khó thấy tuy nhiên báo chí vẫn không hiểu tại sao một vấn đề lớn như thế lại được bao che trong một thời gian rất dài, mãi tới hai ngày vừa qua khi Tổng giám đốc của tập đoàn Vinalines là ông Mai Văn Phúc bị bắt giam, ông Dương Chí Dũng đương kim Cục trưởng Cục Hàng hải nguyên Chủ tịch Hội Đồng Quản trị Vinalines bị lệnh truy nã khẩn cấp thì sự việc đã hoàn toàn ngoài tầm giải quyết của chính phủ. TS Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế thuộc Viện nghiên cứu KHXH Hà Nội cho biết:

Thực ra hiện nay vụ Vinalines đang trong quá trình xem xét của các cơ quan chức năng, tuy nhiên qua những biểu hiện cũng như những thông tin ban đầu cho thấy rõ ràng ở đó đang có những vấn đề đặc biệt liên quan tới việc cố tình làm sai, kể cả có thể nói lạm dụng trách nhiệm để gây ra những hậu quả khá nặng nề cho đầu tư công cũng như cho phát triển của ngành và cho nền kinh tế nói chung.

Qua thực tiễn của Vinalines cũng như Vinashin và một số những vấn đề khác nữa thì có thể nói bên cạnh việc khẳng định vai trò và tầm quan trọng đã, đang và sẽ tiếp tục của đầu tư công của các tập đoàn nhà nước Việt Nam thì đã đến lúc cần phải nghiêm túc nhìn nhận những lổ hổng. Nhìn nhận lại cách thức quản lý và hoạt động của các tập đoàn này để sao cho nó duy trì được vị trí, vai trò và đặc biệt cần phải sửa chữa nâng cao hoạt động của nó  đặc biệt nữa là phải bịt chặt những kẽ hở tạo ra sự lạm dụng.

...vụ Vinalines đang trong quá trình xem xét của các cơ quan chức năng, tuy nhiên qua những biểu hiện cũng như những thông tin ban đầu cho thấy rõ ràng ở đó đang có những vấn đề đặc biệt liên quan tới việc cố tình làm sai, kể cả có thể nói lạm dụng trách nhiệm để gây ra những hậu quả khá nặng nề cho đầu tư công cũng như cho phát triển của ngành và cho nền kinh tế
TS Nguyễn Minh Phong


Rõ ràng ở đây sự lạm dụng cũng như tính không hiệu quả của tập đoàn gắn liền với mấy điểm. Mục tiêu hoạt động của nó nói  gì thì nói bên cạnh những mục tiêu phi lợi nhuận nó cũng có mục tiêu vì lợi nhuận. Thế nên trong quá trình hoạt động vì lợi nhuận như vậy rất dễ bị lạm dụng mà hiện nay các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của các dự án, hay tiêu chí để kiểm soát các quá trình thực thi cũng như những điều gọi là sự tuân thủ nhà nước xung quanh các hoạt động của tập đoàn hiện đang bị thiếu. Đây là một trong những điểm quan trọng nhất tạo ra tình huống thất thoát, lãng phí như những vi phạm vừa qua.



Ung thư chữa bằng thuốc cảm?

Vừa qua trong phiên họp quốc hội, một đề án về tái cấu trúc các tập đoàn đã được đệ trình và TS Nguyễn Minh Phong tỏ ra lạc quan khi chính phủ nhìn lại mấu chốt những vấn đề cơ bản nhằm vận dụng vào các tập đoàn trong thời gian sắp tới:

Trong đề án tái cấu trúc kinh tế mới trình Quốc hội trong đó có một điểm rất quan trọng đó là khẳng định tái cấu trúc tập đoàn theo hướng tập trung vào những lãnh vực quan trọng nhất cũng như phân chia lại các doanh nghiệp nhà nước theo bốn nhóm. Trong đó nhóm thứ tư liên quan tới hoạt động vì lợi nhuận thì phải bình đẳng hoàn toàn với những doanh nghiệp khác. Ba nhóm còn lại liên quan tới công ích, liên quan tới bảo đảm ổn định cũng như bảo đảm đột phá trong tăng trưởng sẽ có cơ chế mới và những cơ chế này sẽ phản ảnh trong hai luật mới sẽ ra đời.
Xét kỷ luật hay chọn người các thứ này khác cũng chỉ là vá víu một chút mà thôi, giải quyết một chút chứ không giải quyết được vấn đề cơ bản. Vấn đề cơ bản là đường lối sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng các lực lượng kinh tế quốc doanh ...

TS Nguyễn Quang A

Một là luật đầu tư công, hai là luật quản lý các doanh nghiệp nhà nước cũng như các hoạt động kinh doanh của nhà nước trong doanh nghiệp. Đây là hai điểm bổ xung rất quan trọng để tạo ra nền tảng pháp lý cũng như tạo ra rào cản pháp lý để ngăn chặn những hoạt động mang tính chất lợi dụng.

Tuy nhiên khác với những suy nghĩ lạc quan của TS Nguyễn Minh Phong, theo TS Nguyễn Quang A thì hình thức kỷ luật hay thay đổi nhân sự trong cách giải quyết sẽ không đi tới đâu nếu cốt lõi vấn đề không được xem xét và thay đổi, ông nói:

Xét kỷ luật hay chọn người các thứ này khác cũng chỉ là vá víu một chút mà thôi, giải quyết một chút chứ không giải quyết được vấn đề cơ bản. Vấn đề cơ bản là đường lối sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng các lực lượng kinh tế quốc doanh và chừng nào họ không xử được nguyên nhân chính ấy thì không có cách gì cả.

Vai trò chủ đạo của các tập đoàn nhà nước vẫn được Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trong khẳng định trong Hội nghị Trung Ương 5 và vì vậy sự thay đổi cung cách quản lý là điều không thể tránh nếu không muốn những sự sụp đổ khác nối tiếp sau Vinashin và Vinalines, hai tập đoàn mà nhà nước đặt rất nhiều kỳ vọng trong những năm qua.