Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bad-debt-in-bk-sys-07182012081852.html


Là kênh cung cấp vốn độc quyền cho nền kinh tế Việt Nam vì vậy tình hình kinh doanh của ngân hàng có tác động trực tiếp tới hoạt động các doanh nghiệp.

Nợ xấu là một trong những vấn đề khó khăn nhất của hệ thống ngân hàng hiện nay mà nhà nước cần giải quyết. Thông tín viên Nhân Khánh tìm hiểu tình trạng nợ xấu diễn ra như thế nào trong hệ thống ngân hàng và khả năng xử lý vấn đề này, mời quý vị theo dõi.

Ước tính, nguồn vốn ngân hàng trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chiếm hơn 70%. So với các nước trong khu vực, sự phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp là rất lớn.

Định nghĩa nợ xấu ở Việt Nam
Theo một số nhà nghiên cứu, số nợ xấu trong ngân hàng có thể lên tới hơn 14%. Tuy nhiên theo giải trình trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình nói số nợ xấu trên toàn hệ thống là khoảng 10%, tương đương chừng 12 tỷ USD. Nhìn chung, số liệu về tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn chưa thống nhất. Lý do phát sinh sự chênh lệch về số liệu này, chúng tôi được Tiến sỹ Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn Tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM, cho biết như sau:
Định nghĩa ở Việt Nam khác với các chuẩn mực như là quy định trong Basel II, Basel III (Hiệp ước quốc tế về Quản lý rủi ro). Định nghĩa về nợ xấu ở Việt Nam được phân loại theo các nhóm nợ, thường được tính trên cơ sở khả năng thanh toán của con nợ, hay nói cách khác là của các khách hàng khi đi vay. Nếu đến thời hạn mà khách hàng không có khả năng thanh toán lãi và vốn gốc theo hợp đồng thì khoản vay đó được xếp vào các nhóm nợ tương ứng. Tùy theo thời gian họ trì hoãn không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán.
Định nghĩa ở Việt Nam khác với các chuẩn mực như là quy định trong Hiệp ước quốc tế về Quản lý rủi ro. Định nghĩa về nợ xấu ở Việt Nam được phân loại theo các nhóm nợ, thường được tính trên cơ sở khả năng thanh toán của con nợ, hay nói cách khác là của các khách hàng khi đi vay
Tiến sỹ Lê Đạt Chí
Đây là một điểm khác biệt lớn. Trong khi đó, các tiêu chuẩn đánh giá về xếp loại nợ ở một số các nền kinh tế phát triển thì người ta đánh giá khả năng trả nợ của chủ thể đi vay. Nếu chủ thể đi vay đó có khả năng trả trong tương lai thì được xem là nợ tốt. Cho nên đây là điểm khác biệt lớn so với quan điểm về nợ xấu ở Việt Nam, nợ xấu có nghĩa là con nợ không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Ở Việt Nam không đánh giá trên cơ sở là tài sản đảm bảo của con nợ và khả năng trả nợ trong tương lai của con nợ. 

Các tiêu chuẩn quốc tế về nợ xấu không được thừa nhận hoàn toàn ở Việt Nam. Điều này dẫn đến tỷ lệ nợ xấu do các công ty xếp hạng tín dụng quốc tế đưa ra cao hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu Việt Nam tự xác định. Về các nguyên nhân gây ra nợ xấu, theo Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương là như sau:
Nợ xấu ở Việt Nam thì có nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân từ quản trị doanh nghiệp, có những nguyên nhân từ biến động của thị trường kinh tế thế giới và của giảm sức mua ở trong nước.
Cũng có nguyên nhân do lợi ích nhóm và các hành vi kinh doanh thiếu minh bạch. Đấy là 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu. 

Ở một góc độ phân tích khác, Tiến sỹ Lê Đạt Chí có ý kiến về nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ở Việt Nam là:
Bước đầu, trong các số liệu được công bố của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì có 2 vấn đề. Một là nợ xấu nằm ở các ngân hàng quốc doanh. Các ngân hàng này khi thực hiện một số chủ trương lớn của nhà nước trong vấn đề phát triển kinh tế xã hội thì họ đã cho vay nhiều vào một số ngành nghề, lãnh vực mà nơi đó hầu như các thành phần kinh tế nhà nước đang nắm chủ đạo và chi phối. 

Cho nên mức nợ xấu đối với các ngân hàng quốc doanh sở hữu nhà nước đang chiếm một tỷ trọng lớn hơn 50% trong tổng lượng nợ xấu. Khi nền kinh tế thế giới hay Việt Nam có biến cố, làm cho khả năng quản trị của các tài sản đầu tư kém hiệu quả, và rơi vào tình trạng mất hoặc kém đi khả năng thanh toán nợ.
các ngân hàng TMCP đều có những tập đoàn, những chuỗi doanh nghiệp ở đằng sau. Cho nên có khả năng là việc tài trợ từ hệ thống ngân hàng TMCP này cho các sân sau của họ vượt quá mức. Khi những doanh nghiệp sân sau này có biến cố thì dẫn đến họ không có khả năng trả nợ.
Nhóm thứ hai nợ xấu ở Việt Nam nằm ở khối các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP). Đặc điểm của các ngân hàng TMCP là bị chi phối bởi nhóm tư bản thân hữu hoặc các nhóm tư bản đang thống trị. Chúng ta thấy rằng là những ông chủ của các ngân hàng TMCP đều có những tập đoàn, những chuỗi doanh nghiệp ở đằng sau. 

Cho nên có khả năng là việc tài trợ từ hệ thống ngân hàng TMCP này cho các sân sau của họ vượt quá mức. Khi những doanh nghiệp sân sau này có biến cố thì dẫn đến họ không có khả năng trả nợ. Hoặc là các tài sản đó được định giá quá cao và bây giờ các tài sản đó bị sụt giảm giá trị. Cho nên sau khi thanh tra lại thì người ta vẫn thấy rằng, các tài sản đảm bảo cho các khoản vay này sụt giảm giá trị dẫn đến nợ xấu của Việt Nam tăng cao. 
 
Trách nhiệm của ngân hàng
Về nguyên tắc, nợ xấu cao thì lợi nhuận thấp. Tuy nhiên, trong thực tế không hẳn như vậy. Theo công bố của hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần, lợi nhuận quý 1 năm nay của đa số các ngân hàng này thường ở mức hàng ngàn tỷ đồng. Vậy trách nhiệm của ngân hàng nằm ở đâu trong việc để phát sinh nợ xấu. Theo Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, cụ thể là như sau:
Theo tôi thì ngân hàng lãnh ít nhất là 50% trách nhiệm trong vấn đề nợ xấu này, trong nhiều trường hợp có lẽ là trên 50%. Tình trạng ngân hàng phải cấp tín dụng theo mệnh lệnh của một ai đó, đối với các ngân hàng thuộc thành phần kinh tế nhà nước là không ít. Chúng ta đều biết, là Vinashin đã nhận được rất nhiều các khoản vay mà hồ sơ cũng như dự án hết sức là sơ sài. Không có sự giải thích rõ ràng về hiệu quả, không có quá trình thẩm định khách quan.v.v.
Theo tôi thì ngân hàng lãnh ít nhất là 50% trách nhiệm trong vấn đề nợ xấu này, trong nhiều trường hợp có lẽ là trên 50%. Tình trạng ngân hàng phải cấp tín dụng theo mệnh lệnh của một ai đó, đối với các ngân hàng thuộc thành phần kinh tế nhà nước là không ít.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
Đối với các ngân hàng tư nhân, ngân hàng cổ phần thì có những ngân hàng hoạt động tương đối tốt; tình trạng thiếu thẩm định hoặc là lợi ích nhóm tương đối thấp. Tôi muốn đơn cử như ngân hàng ACB là nơi tôi có ấn tượng tốt đẹp. Còn có không ít những ngân hàng khác thì có các cổ đông lớn đã gây áp lực và đã nhận được những khoản vay rất lớn, theo những điều kiện ưu đãi để dành cho các dự án khá mạo hiểm; mà sau đó, các dự án đầu tư đó cũng có trường hợp là không thành công và nợ xấu đã phát sinh. Theo tôi, trong các trường hợp này thì lợi ích nhóm và các quy trình thẩm định rõ ràng là có thiếu sót.

Trong hệ thống ngân hàng cổ phần tại Việt Nam đang tồn tại một hiện tượng sở hữu chéo phức tạp. Một cổ đông lớn, một nhóm đầu tư sở hữu cổ phần ở nhiều ngân hàng; ngân hàng này sở hữu ngân hàng kia... Tình trạng này dẫn đến các nguyên tắc, quy định tài chính bị phá vỡ. Chẳng hạn, ngân hàng không được cho chính người sở hữu vay vốn nhưng nhờ mạng lưới sở hữu chéo, hầu hết các ngân hàng cổ phần đều cho chính chủ của mình vay.

Vấn đề xử lý nợ xấu liên quan trực tiếp đến các nhóm lợi ích. Liệu với chức năng quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước, vấn nạn này có giải quyết được dứt điểm hay không, hay đòi hỏi trách nhiệm xử lý ở một cấp cao hơn, chẳng hạn là Chính phủ. Tiến sỹ Lê Đăng Doanh có ý kiến như sau:
Tôi nghĩ rằng Ngân hàng Nhà nước có phần trách nhiệm trong quá trình thẩm tra, trong quá trình quy định các chuẩn mực về nợ xấu, trong quy trình đòi hỏi các báo cáo và thẩm định các báo cáo đó. Nhưng trách nhiệm và vai trò cao hơn, rất cần thiết là thuộc các thể chế chính trị.
Tôi nghĩ rằng Ngân hàng Nhà nước có phần trách nhiệm trong quá trình thẩm tra, trong quá trình quy định các chuẩn mực về nợ xấu, trong quy trình đòi hỏi các báo cáo và thẩm định các báo cáo đó. Nhưng trách nhiệm và vai trò cao hơn, rất cần thiết là thuộc các thể chế chính trị.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
Việc ai đó dùng quyền lực của mình ra lệnh phải cung cấp đất, phải cung cấp tín dụng cho những doanh nghiệp, cho những dự án nhất định. Đấy là các khiếm khuyết của thể chế chính trị, của thể chế kinh tế; trong đó quyền lực được sử dụng mà không có sự giám sát và thiếu công khai, minh bạch.
Nếu bây giờ Quốc hội biết được đầy đủ rằng, những mệnh lệnh đó đã được ra như thế nào và đã có những khoản tín dụng đã được chuyển mà không có các thủ tục, không có sự thẩm định, không có dự án một cách minh bạch thì chắc là Quốc hội cũng sẽ phải lên tiếng. Tôi nghĩ rằng, vấn đề nợ xấu sẽ đòi hỏi có một cuộc cải cách rất nghiêm túc, toàn diện trong công cuộc đổi mới về kinh tế, về chính trị và xã hội ở Việt Nam. 

Việt Nam cần có nhiều bước đột phá mạnh về mặt chính sách. Chẳng hạn, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu nhưng nợ của doanh nghiệp nhà nước thì rốt cuộc lại do người dân đóng thuế phải chịu. Do đó, giải quyết vấn đề nợ xấu quả là rất phức tạp.

Nợ xấu ngăn cản dòng vốn từ ngân hàng chảy sang các doanh nghiệp. Nếu không giải quyết được hiện tượng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng, sẽ phát sinh tình trạng dùng tiền ngân sách giải quyết nợ xấu mà thực chất là dùng tiền thuế của dân đi cứu trợ cho các nhóm lợi ích, các ông chủ ngân hàng.


Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Sự sụp đổ dây chuyền của các tập đoàn kinh tế nhà nước

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vinaline-anoth-vn-eco-tumor-05232012081540.html


Vinalines sụp đổ mang theo nhiều dấu hỏi cho chính sách ưu tiên tập đoàn kinh tế nhà nước.

Trụ sở của Vinalines, Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam.

Ngay sau khi Vinashin sụp đổ không ít chuyên gia kinh tế, tài chánh trong và ngoài nước tiên đoán rằng còn nhiều Vinashin khác sẽ nối gót sụp theo nếu chính sách ưu đãi cho các tập đoàn nhà nước như hiện nay vẫn tiếp tục bất kể các hậu quả do Vinashin mang lại.

Phá sản vì chính sách ưu tiên của nhà nước

Nhà nước đã tái cơ cấu lại Vinashin trong đó chia khoản nợ mà tập đoàn này đang gánh cho nhiều tập đoàn nhà nước khác trong đó có Tập đoàn Dầu khí và Tổng công ty hàng hải Việt Nam còn gọi là Vinalines.

Dư luận cho rằng việc làm này tỏ ra thiếu cân nhắc khi bản thân Vinalines khi ấy cũng đang cần vực dậy. Các cấp cao nhất trách nhiệm tái cơ cấu tập đoàn Vinashin đã không biết hay cố tình không biết gì về sự thâm lạm mà Vinalines đang phải đối phó. Các kết quả kinh doanh tổng hợp năm 2007-2008 cho thấy Vinalines có lãi, nhưng đến năm 2009 thì tập đoàn này bị lỗ hơn 400 tỷ đồng, đến năm 2010 lại tiếp tục lỗ nặng hơn lên tới gần 1. 300  tỷ đồng.

Tính tới tháng 12 năm 2011, sau khi quá trình tái cơ cấu đã được 17 tháng, Vinalines cho biết không thể tiếp nhận 12 công ty con của Vinashin theo yêu cầu của Chính phủ. Điều này cho thấy tầm nhìn của những viên chức trách nhiệm trong đề án tái cơ cấu Vinashin hoàn toàn sai lầm nếu không muốn nói là thiếu trách nhiệm, gây hậu quả gián tiếp cho sự sụp đổ của Vinalines trong thời gian gần đây.

Các Tập đoàn cột trụ của kinh tế quốc gia. RFA/internet

Nếu chính phủ nắm rõ những món nợ của Vinalines và cách làm ăn có vấn đề của tập đoàn này thì sự thể đã không như hôm nay. Là một bộ phận của chính phủ, Vinalines được ưu đãi trên mọi phương diện. Về vốn, Vinalines được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Vinalines cũng được cho vay lại nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ. Vinalines được bảo lãnh vay vốn nước ngoài, cho phép phát hành trái phiếu, cũng như các ưu đãi khác mà một công ty tư doanh không thể nào có được.
Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam.
TS Nguyễn Quang A


Riêng việc quản lý tài chính, giống như nhiều tập đoàn, tổng công ty khác đang làm hiện nay, Vinalines có hoạt động đầu tư rất dàn trải khi góp vốn vào 158 doanh nghiệp không đúng mục đích. Vinallines đã chi gần một nửa số tiền trong 1.000 tỷ đồng mà tập đoàn này được ưu đãi từ nguồn vốn trái phiếu phát hành năm 2010 để cho các công ty con vay mà không tính lãi. Kết quả là sau nhiều năm nợ không thể đòi của các đơn vị vệ tinh của Vinalines lên tới hơn 23.000 tỷ đồng.

Nhận xét về những sai phạm này, TS Nguyễn Quang A nguyên giám đốc viện Nghiên cứu phát triển IDS cho biết:

Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam. Đường lối ấy của đại hội lần trước nữa đã đặt ra phải xây dựng những tập đoàn như thế, đường lối ấy hết sức là sai lầm. Có thể xây dựng những tập đoàn kinh tế Việt Nam hùng mạnh nhưng không phải cách như Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tự làm và dùng nguồn lực của đất nước để tự mình làm. Chính cái đường lối ấy nó dẫn đến Vinashin, Vinalines và nó sẽ còn dẫn đến những đổ bể như thế nữa và đấy là những nguyên nhân chính.


Bài học về quyền lực kinh doanh của TĐKTNN

Trong kinh doanh, Vinalines cũng được ưu tiên vận chuyển hàng hóa trong nước. Việc đầu tư đăng ký, mua bán tàu biển cũng được thực hiện theo cơ chế ưu đãi và được nhà nước cho phép chỉ định thầu đóng mới tàu biển trong nước.

Thế nhưng Vinalines đã dùng những đặc quyền đặc lợi này để thao túng các hợp đồng khi tập đoàn này tự ý mua, bỏ tiền ra tân trang nhũng con tàu cũ kỹ quá hạn sử dụng để rồi sau đó nhiều con tàu này vẫn nằm trong các ụ đóng tàu mà không bao giờ xuất xưởng. Có hàng chục chiếc tàu bị bỏ hoang trong nhiều năm nhưng vẫn phải trả lương thủy thủ, thuyền viên cũng như tốn rất nhiều chi phí khác.
Vinalines Queen là con lớn và hiện đại nhất của Vinalines
Vinalines đã chi ra gần 23 ngàn tỷ để mua 73 con tàu từ nước ngoài về, tất cả đều là tàu cũ trong đó có 13 chiếc không thể đăng kiểm để hoạt động, có nghĩa là nếu hoạt động chúng sẽ bị quốc tế giam giữ và bị phạt theo luật hàng hải. Điển hình là tàu Vinalines Global bị bắt giữ tại Trung Quốc 28 ngày, gây thiệt hại hơn 1 triệu USD bao gồm tiền phạt và các chi phí giải quyết vụ kiện.
Vinalines đã dùng những đặc quyền đặc lợi này để thao túng các hợp đồng khi tập đoàn này tự ý mua, bỏ tiền ra tân trang nhũng con tàu cũ kỹ quá hạn sử dụng để rồi sau đó nhiều con tàu này vẫn nằm trong các ụ đóng tàu mà không bao giờ xuất xưởng. Có hàng chục chiếc tàu bị bỏ hoang trong nhiều năm nhưng vẫn phải trả lương thủy thủ, thuyền viên
Vinalines đã dùng những đặc quyền đặc lợi này để thao túng các hợp đồng khi tập đoàn này tự ý mua, bỏ tiền ra tân trang nhũng con tàu cũ kỹ quá hạn sử dụng để rồi sau đó nhiều con tàu này vẫn nằm trong các ụ đóng tàu mà không bao giờ xuất xưởng. Có hàng chục chiếc tàu bị bỏ hoang trong nhiều năm nhưng vẫn phải trả lương thủy thủ, thuyền viên

Tuy nhiên tai tiếng của Vinalines lớn nhất có lẽ là vụ mua ụ nổi No83M. Ụ nổi 43 tuổi này được Vinalines mua với giá 9 triệu USD, sau đó sửa chữa tại nước ngoài và vận chuyển về Việt Nam tốn thêm gần 5 triệu nữa. Cộng với những chi phí khác ụ nổi này lên tới 26,3 triệu USD - tương đương 70% giá đóng mới. Tuy nhiên, điều đáng nói là cho tới nay ụ nổi này vẫn không thể hoạt động.

Không tính các vụ việc khác xảy ra trước đó, qua vụ mua ụ nổi này thì hành động tham ô trong cấp lãnh đạo của Vinalines không khó thấy tuy nhiên báo chí vẫn không hiểu tại sao một vấn đề lớn như thế lại được bao che trong một thời gian rất dài, mãi tới hai ngày vừa qua khi Tổng giám đốc của tập đoàn Vinalines là ông Mai Văn Phúc bị bắt giam, ông Dương Chí Dũng đương kim Cục trưởng Cục Hàng hải nguyên Chủ tịch Hội Đồng Quản trị Vinalines bị lệnh truy nã khẩn cấp thì sự việc đã hoàn toàn ngoài tầm giải quyết của chính phủ. TS Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế thuộc Viện nghiên cứu KHXH Hà Nội cho biết:

Thực ra hiện nay vụ Vinalines đang trong quá trình xem xét của các cơ quan chức năng, tuy nhiên qua những biểu hiện cũng như những thông tin ban đầu cho thấy rõ ràng ở đó đang có những vấn đề đặc biệt liên quan tới việc cố tình làm sai, kể cả có thể nói lạm dụng trách nhiệm để gây ra những hậu quả khá nặng nề cho đầu tư công cũng như cho phát triển của ngành và cho nền kinh tế nói chung.

Qua thực tiễn của Vinalines cũng như Vinashin và một số những vấn đề khác nữa thì có thể nói bên cạnh việc khẳng định vai trò và tầm quan trọng đã, đang và sẽ tiếp tục của đầu tư công của các tập đoàn nhà nước Việt Nam thì đã đến lúc cần phải nghiêm túc nhìn nhận những lổ hổng. Nhìn nhận lại cách thức quản lý và hoạt động của các tập đoàn này để sao cho nó duy trì được vị trí, vai trò và đặc biệt cần phải sửa chữa nâng cao hoạt động của nó  đặc biệt nữa là phải bịt chặt những kẽ hở tạo ra sự lạm dụng.

...vụ Vinalines đang trong quá trình xem xét của các cơ quan chức năng, tuy nhiên qua những biểu hiện cũng như những thông tin ban đầu cho thấy rõ ràng ở đó đang có những vấn đề đặc biệt liên quan tới việc cố tình làm sai, kể cả có thể nói lạm dụng trách nhiệm để gây ra những hậu quả khá nặng nề cho đầu tư công cũng như cho phát triển của ngành và cho nền kinh tế
TS Nguyễn Minh Phong


Rõ ràng ở đây sự lạm dụng cũng như tính không hiệu quả của tập đoàn gắn liền với mấy điểm. Mục tiêu hoạt động của nó nói  gì thì nói bên cạnh những mục tiêu phi lợi nhuận nó cũng có mục tiêu vì lợi nhuận. Thế nên trong quá trình hoạt động vì lợi nhuận như vậy rất dễ bị lạm dụng mà hiện nay các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của các dự án, hay tiêu chí để kiểm soát các quá trình thực thi cũng như những điều gọi là sự tuân thủ nhà nước xung quanh các hoạt động của tập đoàn hiện đang bị thiếu. Đây là một trong những điểm quan trọng nhất tạo ra tình huống thất thoát, lãng phí như những vi phạm vừa qua.



Ung thư chữa bằng thuốc cảm?

Vừa qua trong phiên họp quốc hội, một đề án về tái cấu trúc các tập đoàn đã được đệ trình và TS Nguyễn Minh Phong tỏ ra lạc quan khi chính phủ nhìn lại mấu chốt những vấn đề cơ bản nhằm vận dụng vào các tập đoàn trong thời gian sắp tới:

Trong đề án tái cấu trúc kinh tế mới trình Quốc hội trong đó có một điểm rất quan trọng đó là khẳng định tái cấu trúc tập đoàn theo hướng tập trung vào những lãnh vực quan trọng nhất cũng như phân chia lại các doanh nghiệp nhà nước theo bốn nhóm. Trong đó nhóm thứ tư liên quan tới hoạt động vì lợi nhuận thì phải bình đẳng hoàn toàn với những doanh nghiệp khác. Ba nhóm còn lại liên quan tới công ích, liên quan tới bảo đảm ổn định cũng như bảo đảm đột phá trong tăng trưởng sẽ có cơ chế mới và những cơ chế này sẽ phản ảnh trong hai luật mới sẽ ra đời.
Xét kỷ luật hay chọn người các thứ này khác cũng chỉ là vá víu một chút mà thôi, giải quyết một chút chứ không giải quyết được vấn đề cơ bản. Vấn đề cơ bản là đường lối sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng các lực lượng kinh tế quốc doanh ...

TS Nguyễn Quang A

Một là luật đầu tư công, hai là luật quản lý các doanh nghiệp nhà nước cũng như các hoạt động kinh doanh của nhà nước trong doanh nghiệp. Đây là hai điểm bổ xung rất quan trọng để tạo ra nền tảng pháp lý cũng như tạo ra rào cản pháp lý để ngăn chặn những hoạt động mang tính chất lợi dụng.

Tuy nhiên khác với những suy nghĩ lạc quan của TS Nguyễn Minh Phong, theo TS Nguyễn Quang A thì hình thức kỷ luật hay thay đổi nhân sự trong cách giải quyết sẽ không đi tới đâu nếu cốt lõi vấn đề không được xem xét và thay đổi, ông nói:

Xét kỷ luật hay chọn người các thứ này khác cũng chỉ là vá víu một chút mà thôi, giải quyết một chút chứ không giải quyết được vấn đề cơ bản. Vấn đề cơ bản là đường lối sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng các lực lượng kinh tế quốc doanh và chừng nào họ không xử được nguyên nhân chính ấy thì không có cách gì cả.

Vai trò chủ đạo của các tập đoàn nhà nước vẫn được Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trong khẳng định trong Hội nghị Trung Ương 5 và vì vậy sự thay đổi cung cách quản lý là điều không thể tránh nếu không muốn những sự sụp đổ khác nối tiếp sau Vinashin và Vinalines, hai tập đoàn mà nhà nước đặt rất nhiều kỳ vọng trong những năm qua.


Kinh tế Việt Nam : Những gì đáng chú ý?

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-economy-in-the-first-half-year-vhoang-07082012132823.html


Nền kinh tế Việt Nam bước qua nửa đầu năm với những mừng lo lẫn lộn, nhưng có lẽ lo nhiều hơn mừng, khi tình trạng đình trệ sản xuất vẫn là nỗi ám ảnh, nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng cao, số doanh nghiệp phá sản lũy tiến, cộng với đó là nguy cơ giảm phát.

RFA photo
Hàng hóa bày bán trên đường phố Hà Nội.


Những điều này cộng lại, khiến bức tranh chung khá ảm đạm. Ghi lại những điểm chính, Vũ Hoàng tổng hợp trong phần sau.

Những con số mới nhất phát đi từ Tổng cục Thống kê hôm 29/6 cho thấy nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu tích cực, GDP quí 2 ở mức 4,66%, tăng 0,66% so với quí 1. Thế nhưng, nhìn chung tăng trưởng Việt Nam trong nửa đầu năm nay vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng này của năm trước và thấp xa so với mục tiêu đề ra của cả năm nay ở mức 6 đến 6,5%. Để có thể đạt được tăng trưởng cả năm như kỳ vọng, nửa cuối năm nền kinh tế phải tăng rất mạnh ở mức trên 8%, đây là điều rất khó đạt được, nhất là khi nền kinh tế vừa chuyển từ lạm phát sang thiểu phát.

Đằng sau vẻ bề ngoài tiều tụy kia là một thể trạng khá ốm yếu của nền kinh tế, khi những con số biết nói đang gióng lên hồi chuông báo động: tổng nợ DNNN trên 1 triệu tỷ đồng, nợ xấu của hệ thống ngân hàng hơn 110,000 tỷ đồng, lượng hàng tồn kho chiếm đến 26% tổng số hàng hóa, doanh nghiệp giải thể, hoặc ngừng hoạt động tiếp tục tăng cao ở mức trên 26,000 doanh nghiệp; trong đó, những nhóm ngành đầu tầu động lực thúc đẩy nền kinh tế như công nghiệp và xây dựng thì đang gần chạm đáy và hồi phục chậm chạp.

Hàng tồn kho

hang-hoa-chat-dong-250.jpg
Hàng hóa chất cao trong một siêu thị ở Hà Nội hôm 11/6/2012. RFA photo

Mặc dù lần đầu tiên trong vòng 38 tháng, Việt Nam có mức tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI âm vào tháng 6, nhiều người cho rằng những biện pháp kiềm chế lạm phát bắt đầu phát huy tác dụng, thế nhưng, hiện tượng mới xuất hiện lại được xem là dấu hiệu của giảm phát. Tuy mới chỉ một tháng có chỉ số âm thì chưa thể đi đến kết luận, nhưng điều đáng lo ngại là vì nguồn gốc đưa đến chỉ số giá cả giảm, bắt nguồn từ hàng tồn kho chất đống, người dân cạn tiền chi tiêu, đó là mắt xích trong xâu chuỗi khép kín nguy hiểm: thất nghiệp, cầu giảm, giảm giá, nợ xấu và phá sản. 

Với con số 26% hàng tồn kho, đó là nỗi ám ảnh của nhiều ngành nghề: hàng triệu tấn than, xi măng nằm phơi khô, hàng ngàn tấn thép chất đống. Đi đến đâu, có mặt chỗ nào, người ta cũng thấy “hàng đại hạ giá” thế nhưng buôn bán vẫn ế ẩm, động lực chính để thúc đẩy nền kinh tế nói chung đang mất đà, đi vào bế tắc. Nhận xét về hiện tượng này, chuyên gia cao cấp Bùi Kiến Thành cho biết do mất mãi lực chi tiêu, nên giá tiêu dùng xuống đột biến và điều này cần phải thận trọng:
Doanh nghiệp đang ứ đọng hàng tồn kho rất nhiều, trong nền kinh tế không còn sức mua nữa.
Chuyên gia Bùi Kiến Thành
“Lạm phát xuống rất là nhanh, nó biểu hiện gì và vì sao chỉ số giá tiêu dùng xuống nhanh đến như vậy? Số doanh nghiệp phá sản tăng thêm nữa, như vậy tình hình hoạt động kinh tế bị đình đốn. Chúng ta thấy rằng có hàng triệu người bị thất nghiệp, mất mãi lực mua bán và các doanh nghiệp bị tồn kho rất nhiều, bán hàng không được, tung ra bán không ai mua, bán một mua một cũng không ai mua bởi vì dân chúng không còn tiền nữa. Doanh nghiệp đang ứ đọng hàng tồn kho rất nhiều, trong nền kinh tế không còn sức mua nữa.
Một mặt doanh nghiệp không có tiền để sản xuất ra, một mặt hàng hóa ứ đọng lại, do vậy, nền kinh tế rất khẩn trương để sao có thể giải quyết được hàng tồn kho và sao doanh nghiệp có thể tiếp tục sản xuất. Vì thế chỉ số giá tiêu dùng xuống đột biến, đó không phải là một hiện tượng gì đáng mừng mà phải thận trọng để nghiên cứu.”

Doanh nghiệp phá sản

tap-doan-cmbo-250.jpg
Các Tập đoàn cột trụ của kinh tế Việt Nam. RFA/internet.

Điều mà chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành vừa nhận xét khiến chúng ta nhớ lại trong năm ngoái Việt Nam có gần 80,000 doanh nghiệp phá sản, hoặc giải thể trong khi từ đầu năm đến nay lại có thêm hơn 26,000, chưa kể hàng ngàn doanh nghiệp khác còn đang trong giai đoạn “chết lâm sàng,” theo tính toán có khoảng hơn 30% trong số này được cho là do thiếu vốn kinh doanh vì lãi suất vay còn cao. Nhắc đến đây, chúng tôi, muốn điểm lại vấn đề lãi suất cũng là một trong những “điểm nóng” của nửa đầu năm nay. Mặc dù, đã được hạ giảm lãi suất đến 4 lần trong vòng 3 tháng, nhưng dường như nguồn vốn vẫn chưa đến được với các doanh nghiệp được dễ dàng. 

TS Ngô Trí Long, chuyên viên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhận xét thêm về tình trạng này như sau:
“Với mức độ giảm lãi suất cả huy động lẫn lãi suất cho vay như hiện nay thực tế là các doanh nghiệp vẫn rất khó tiếp cận, chỉ trên lý thuyết mà thôi, trên thị trường thông báo mà thôi. Thực tế với lãi suất như vậy thì vẫn còn khó khăn đối với các doanh nghiệp.”

Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp thì mức lãi suất có thể chấp nhận được phải là dưới 10% chứ với mức ưu đãi 14% như hiện tại thì họ vẫn chưa thể tiếp cận được, chứ chưa nói là có thể làm ăn sinh lời.

Nợ xấu, tham nhũng

vinashin-250.jpg
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam Vinashin. RFA photo.

Bên cạnh vấn đề hàng tồn kho cao, cộng với doanh nghiệp phá sản thì chuyện nợ xấu cũng là tâm điểm của báo giới Việt Nam trong 6 tháng đầu năm.

Nợ xấu xuất hiện từ khối doanh nghiệp Nhà nước kéo sang đến bên ngân hàng. Theo thông báo của NHNN đưa ra hôm 30/4, số nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng xấp xỉ 110 ngàn tỉ đồng và tốc độ tăng trung bình gần 9% tháng. Trong khi đó, mới đây hôm 1/7, Bộ Tài chính cho biết tổng số nợ của 30 DNNN là trên 1 triệu tỷ đồng. Con số khổng lồ này khiến người ta nhớ lại chuyện nợ nần của Vinashin từ nhiều năm qua và mới đây là của Vinalines, với ông cựu chủ tịch Dương Chí Dũng hiện vẫn còn đang lẫn trốn. Nhận xét về vụ việc Vinalines, TS Lê Đăng Doanh, Nguyên viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương cho biết:
“Việc đổ vỡ của Vinalines và việc truy nã ông Dương Chí Dũng là giọt nước tràn ly làm cho nghị trường quốc hội Việt Nam nóng lên vì các sai sót rất nghiêm trọng không thể chối cãi được của các tập đoàn kinh tế nhà nước.”
Hiện nay Việt Nam căn bệnh gọi là trầm kha rất cố hữu mà ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô là năng suất, chất lượng hiệu quả còn rất thấp, tham nhũng chưa triệt được tận gốc, những tiềm năng bất ổn kinh tế vĩ mô rất lớn.
TS Ngô Trí Long
 chuyện tham nhũng, thất thoát nguồn vốn Nhà nước của các tập đoàn kinh tế lớn là chuyện kể mãi không hết. Thế nhưng, mỗi khi nhắc lại vẫn không khỏi khiến người nghe đau lòng vì suy cho đến cùng đó là tiền thuế mồ hôi nước mắt của bao người dân đóng góp. Người dân đang cạn tiền để chi tiêu, doanh nghiệp làm ăn chân chính đang đói vốn để làm ăn thì vẫn có những “con sâu” như Vinalines vung tiền bừa bãi, mua ụ nổi cũ, không sử dụng, tiêu tốn hàng trăm tỉ đồng.

Mặc dù nền kinh tế tháng 6 này bắt đầu có những dấu hiệu tích cực hơn so với hồi đầu năm, nhưng tốc độ còn rất chậm và mới chỉ dừng lại ở một vài chỉ số như lãi suất, tỉ giá. Trong khi đó đề án tái cấu trúc nền kinh tế vĩ mô vẫn dậm chân tại chỗ, mặc dù Quốc hội đã đề xuất, nhưng Chính phủ vẫn chưa thông qua. Hiện tại, nền kinh tế vĩ mô vẫn còn chứa đựng nhiều bất ổn. TS Ngô Trí Long kết luận:
“Hiện nay Việt Nam căn bệnh gọi là trầm kha rất cố hữu mà ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô là năng suất, chất lượng hiệu quả còn rất thấp, tham nhũng chưa triệt được tận gốc, những tiềm năng bất ổn kinh tế vĩ mô rất lớn.”

Có thể thấy chỉ trong vòng 6 tháng, nhưng nền kinh tế Việt Nam đã trải qua rất nhiều biến động với những thách thức nhiều hơn là cơ hội. Mấu chốt của vấn đề chính là tốc độ tăng trưởng chậm với những bất ổn nội tại kéo dài của nền kinh tế đang nhọc nhằn thoát khỏi lạm phát và vướng vào thiểu phát.