Các nhà khai thác cảng VN đang
than trời về cước giá dịch vụ giảm mạnh, khiến nhiều cảng thua lỗ nặng.
Nhiều ý kiến lo ngại nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến mất thị
phần khai thác cảng vào tay nhà đầu tư nước ngoài.
![]() |
Do giá dịch vụ giảm mạnh nên nhiều cảng đang lỗ nặng |
Theo
Hiệp hội Cảng biển VN (VPA), tình trạng trên để lại hậu quả rất nghiêm
trọng. Không chỉ chủ hàng VN sẽ phải gánh các khoản chi phí ngày càng
lớn khi làm hàng xuất nhập khẩu mà các nhà khai thác cảng biển cũng
đang chịu ảnh hưởng nặng nề, doanh thu sụt giảm, thua lỗ.
Hãng tàu thu cao...
Tàu nước ngoài chiếm 80% thị phần
Theo
Bộ Giao thông vận tải, hiện VN có 320 cầu cảng với chiều dài khoảng
45km. Trong đó các cảng biển lớn gồm cảng khu vực TP.HCM, Bà Rịa - Vũng
Tàu, cảng cửa ngõ ở Hải Phòng, Đà Nẵng...
Năm 2010, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng đạt 259 triệu tấn, trong đó có khoảng 6,5 triệu TEU.
Theo
Hiệp hội Giao nhận kho vận VN, hiện đội tàu trong nước chỉ đáp ứng
được 18-20% nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Số còn lại do các hãng tàu
nước ngoài nắm giữ với khoảng 80% thị phần.
Ngày
16-9, làm xong thủ tục đóng cước vận tải và các chi phí khác cho hãng
tàu để lấy một container hàng nhập khẩu từ Singapore về TP.HCM, ông Bùi
Duy, phụ trách xuất nhập khẩu một công ty thương mại ở TP.HCM, choáng
váng vì phí và phụ phí mà hãng tàu thu tăng đột biến. Hàng loạt phí xếp
dỡ, phí cầu cảng, phí xăng dầu, phí phụ trội... được kê ra và tổng số
phải đóng là trên 3,6 triệu đồng/container 20 feet (tức 1 TEU).
Theo
ông Duy, đây chỉ là đóng cho tàu feeder (tàu gom hàng lên các tàu mẹ).
Trước đó tháng 4-2011, hãng tàu đã tăng một đợt, nay lại tăng tiếp. Ở
thời điểm hãng tàu chưa thu một số phí mới, ông Duy chỉ phải đóng
khoảng 800.000 đồng/TEU cho tuyến hàng nhập Singapore - TP.HCM (chưa
bao gồm một số phụ phí).
Do
là đơn vị chuyên nhập các mặt hàng đồ dùng bằng kim loại nên với mức
tăng mạnh vừa qua, ông Duy phải tính vào chi phí giá bán cho người tiêu
dùng . . . Và trả thấp
Ngược
lại với tình trạng chủ hàng trong nước phải dốc “hầu bao” đóng cho
hãng tàu thì doanh thu của các cảng biển lại đang teo tóp vì buộc phải
hạ giá cước dịch vụ cảng thu từ hãng tàu.
Đại
diện Công ty TNHH một thành viên Cảng Hải Phòng cho biết do Nhà nước
không quản lý giá dịch vụ cảng nên đã xảy ra hiện tượng nhiều cảng thi
nhau hạ giá cước. Mức giảm trung bình trong những năm gần đây khoảng
15-20%. Thậm chí, có cảng phải giảm tới 30% đối với cước làm hàng
container. Đại diện cảng Hải Phòng cho biết việc giảm giá dịch vụ khiến
lợi nhuận của các cảng VN ngày càng giảm sút, một số cảng có nguy cơ
chuyển từ lãi sang lỗ.
Đại
diện một cảng biển lớn ở khu vực miền Trung tham dự Hội nghị thường
niên cảng biển VN 2011 ngày 16-9 tại TP.HCM cho biết đã phải giảm giá
gần 20% đối với dịch vụ làm hàng container từ đầu năm đến nay. Nguyên
nhân do sức ép lôi kéo tàu vào làm hàng. Các cảng ở miền Trung nằm quá
gần nhau, hãng tàu có thể bỏ cảng này sang cảng khác neo đậu, làm hàng
rất dễ dàng.
Ông Hồ Kim
Lân, tổng thư ký VPA, cho biết hãng tàu thu từ chủ hàng VN rất cao
nhưng lại trả cho cảng biển chưa đến một nửa số thu đó. Phần còn lại do
hãng tàu nắm giữ, mà chủ yếu là hãng tàu nước ngoài. Việc các cảng
phải giảm giá cước có phần do sức ép giành hàng lẫn nhau giữa các cảng
và đây chính là điểm yếu để các hãng tàu gây sức ép.
Theo
VPA, cùng chất lượng dịch vụ như nhau nhưng giá dịch vụ cảng biển VN
luôn thấp hơn các nước lân cận. Cụ thể tại VN, nhiều cảng chỉ thu 32
USD/TEU, trong khi tại Thái Lan là 55 USD/TEU, Trung Quốc 76 USD/TEU,
Singapore 117 USD/TEU...
“Các
cảng nước sâu khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu là những cảng được đầu tư lớn,
công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, đây lại là khu vực “dẫn đầu” cả nước về
việc giảm giá cước. Từ đây, các cảng ở những khu vực khác buộc phải
giảm theo” - ông Hồ Kim Lân nói.
Hiện
cảng ở Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ thu 32 USD/container 20 feet và 50
USD/container 40 feet. Trong khi đó, hãng tàu đang thu của chủ hàng VN
70 USD/container 20 feet và 115 USD/container 40 feet.
Lo mất thị phần khai thác cảng
Theo
các nhà khai thác cảng, năm 2010 giá dịch vụ làm hàng tại cảng giảm
khoảng 15%. Một chuyên gia cảng biển tính toán với mức giảm trên chỉ
riêng hàng container, doanh thu của ngành cảng biển bị mất 32,5 triệu
USD. Còn trong năm nay, ước tính mức giảm tiếp như trên thì thiệt hại
khoảng 34 triệu USD. VPA cho biết sở dĩ có tình trạng giảm cước mạnh ở
khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu vì khu vực này được đầu tư ồ ạt cảng trong
những năm gần đây.
Từ
đầu năm 2011 đến nay, nhiều cảng nước sâu có thể đón tàu lên tới
130.000 tấn được đưa vào khai thác. Năng lực làm hàng khu vực này đang
rất lớn nhưng lượng hàng thực tế còn rất nhỏ, chỉ khoảng 20% công suất
khai thác cảng.
Theo
các nhà khai thác cảng, với mức giá hiện nay thì càng làm nhiều hàng
các cảng càng lỗ. Bởi theo tính toán, suất đầu tư tại cảng ở khu vực Bà
Rịa - Vũng Tàu rất lớn. Các cảng phải thu từ hãng tàu khoảng 88
USD/TEU mới có thể cân đối chi phí sản xuất, vốn đầu tư, lãi vay... Vì
vậy, khi thu 32 USD/TEU, các cảng đang lỗ nặng.
Một
chuyên gia trong lĩnh vực lập dự án và xây dựng cảng biển cho biết đa
số cảng lớn ở khu vực này đều là các liên doanh khai thác cảng, có sự
tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, các hãng tàu. Việc đưa ra giá cước
thấp thực chất chính các hãng tàu có tham gia đầu tư làm cảng cũng có
lợi. Bởi tàu của họ chắc chắn sẽ vào cảng đó làm hàng. “Ngay từ đầu,
một trong những lý do để liên doanh với hãng tàu đầu tư xây cảng là để
đảm bảo đầu ra - tức có tàu vào làm hàng” - ông này nói.
Tuy
nhiên, nếu chiến lược chấp nhận lỗ để giữ chân các hãng tàu kéo dài
thì nguy cơ mất cảng hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi đa số nhà khai thác
cảng của VN đều eo hẹp về vốn, chủ yếu là vốn vay nên sức chịu đựng
kém. Dần dần, khi đã quá khả năng, họ sẽ phải bán bớt cổ phần. Khi đó,
nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội nắm cổ phần chi phối.
Và
nếu tình trạng này tồn tại ở nhiều cảng, trong tương lai khả năng mất
thị phần khai thác cảng biển VN vào tay nhà đầu tư nước ngoài là rất
lớn.
Nhà nước cần điều tiết thị trường
VPA
vừa có văn bản kiến nghị lên Bộ Tài chính, đề nghị quy định mức giá
sàn cước dịch vụ cảng đối với khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu để tránh ảnh
hưởng tiêu cực đến các cảng khu vực khác.
Trong
đó, Nhà nước phải tăng cường điều tiết thị trường đầu tư, khai thác
cảng và hoạt động hàng hải trên lãnh thổ VN đối với quyền quản lý, khai
thác cảng trọng điểm của nhà đầu tư nước ngoài.
Đối
với hãng tàu, cần có biện pháp hạn chế khả năng chi phối thị trường,
áp đặt giá, phí. Từng bước xây dựng lộ trình và biện pháp làm thông
thoáng thị trường, bình ổn và tiến đến thống nhất giá dịch vụ cảng biển
cho dịch vụ vận tải nội địa và quốc tế, hạn chế khả năng thao túng thị
trường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét