Xác định động lực cải cách
Theo ông, trong năm 2012, Chính phủ cần gì và phải làm gì để tái cấu trúc nền kinh tế?
Tôi
cho rằng, để cải cách thành công cần hội đủ ba yếu tố. Đầu tiên phải có
ý chí cải cách thực sự. Tiếp đến là năng lực cải cách, tức là phải có
cách tiếp cận và cách làm thích hợp để xây dựng được những chương trình
cải cách hiệu quả. Nếu không làm được hai điều trên thì không làm được
điều thứ ba, đó là vượt qua trở ngại của các nhóm đặc quyền đặc lợi.
Sau
khi đã hội đủ ba yếu tố này rồi, lúc đó chúng ta mới cần bàn thêm về
mặt kỹ thuật, trong đó quan trọng nhất có lẽ là xác định ưu tiên và
trình tự của các chương trình cải cách.
Theo ông, cần ưu tiên cải cách trước lĩnh vực gì?
Theo
tôi, ưu tiên số một phải là cải cách hệ thống ngân hàng thương mại
(NHTM) và các khung khổ điều tiết NHTM. Hiện nay, khả năng gây xáo trộn
cho nền kinh tế nằm trước hết ở lĩnh vực ngân hàng.
Thời
gian qua, thanh khoản của ngân hàng thực sự có vấn đề. Lãi suất trên
thị trường liên ngân hàng có những lúc lên đến 30 - 40% và duy trì ở mức
cao trong một thời gian dài. Nợ xấu thậm chí đã xuất hiện trên cả thị
trường liên ngân hàng, do vậy càng làm tăng tính rủi ro và làm căng
thẳng thêm tình hình thanh khoản.
Thêm
vào đó, nợ xấu của bất động sản (BĐS) có nguy cơ tăng lên vì thị trường
BĐS vẫn tiếp tục đóng băng. Sau một, hai năm cầm cự, giờ đây các nhà
đầu tư không thể cầm cự được nữa thì có thể là một quá trình gia tốc nợ
xấu của khu vực ngân hàng, và nếu không được kiểm soát tốt thì quá trình
này thậm chí có thể dẫn đến những vụ sụp đổ lớn.
Khác
với cải cách đầu tư công hay DNNN có tính phức tạp rất cao, lại liên
quan đến rất nhiều nhóm đặc quyền đặc lợi nên cần rất nhiều thời gian,
và vì vậy cần được coi là vấn đề trong trung và dài hạn. Khu vực ngân
hàng của Việt Nam hiện nay tiềm ẩn nhiều rủi ro hệ thống, có thể là nhân
tố kích hoạt cho sự đổ vỡ kinh tế. Đó là lý do đầu tiên để Chính phủ
phải đặt ưu tiên cao độ cho việc cải cách khu vực ngân hàng.
Lý
do thứ hai để ưu tiên tái cấu trúc hệ thống NHTM xuất phát từ những tác
động lan tỏa của nó. Nếu sau tái cấu trúc mà các NHTM chỉ cần làm được
một việc, đó là cho vay có tính thương mại (chứ không phải cho vay có
tính quan hệ hay tính chính trị) thì chúng đã thực hiện một chức năng vô
cùng quan trọng là phân bổ nguồn lực hữu hạn, cụ thể là nguồn tín dụng
và tài chính của quốc gia, đến tay những người sử dụng một cách hiệu quả
nhất.
Làm được điều này sẽ giúp
tăng hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời giúp giảm lạm phát. Khi mối
quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp là mối quan hệ thương mại thì lập
tức nó sẽ làm giảm sự ảnh hưởng quá lớn của khu vực DNNN - khu vực được
cho là kém hiệu quả, và lúc đó sẽ phân bổ lại nguồn vốn cho khu vực dân
doanh - nơi tạo ra đa số công việc làm và tạo ra ¾ tăng trưởng của nền
kinh tế.
Lý do thứ ba liên quan đến
tính khả thi. Trong 43 ngân hàng thương mại trong nước có trên dưới 10
ngân hàng là có vấn đề thật sự. Việc khu trú 10 anh này dễ dàng hơn rất
nhiều so với chạy theo hàng nghìn dự án đầu tư công hoặc theo khoảng
1.300 DNNN. Hơn nữa, so với chính sách tác động tới đầu tư công và DNNN
thì chính sách tiền tệ - ngân hàng minh bạch hơn, tốc độ dãn truyền
chính sách nhanh hơn nên thích hợp để giải quyết vấn đề trong thời gian
ngắn hạn.
Xử lý được vấn đề ngân
hàng sẽ là cơ sở để xử lý hai vấn đề còn lại. Khi quan hệ ngân hàng và
DN là quan hệ thương mại đúng nghĩa thì DNNN không thể tự tung tự tác,
không thể chi tiêu bữa bãi. Trước đây, DNNN chi tiêu vung tay quá trán
là bởi vì được hưởng trợ cấp lãi suất ưu đãi, được hưởng tín dụng chỉ
định. Khi những điều này không còn nữa thì buộc anh phải căn cơ. Tức là
cải cách ngân hàng tạo ra động lực để giám sát hiệu quả hoạt động của
khu vực doanh nghiệp, bất kể công hay tư.
Tương
tự như vậy, một phần không nhỏ đầu tư công ở Việt Nam được tài trợ từ
tín dụng ngân hàng. Nếu tín dụng ngân hàng tốt thì sẽ hỗ trợ cho đầu tư
công có hiệu quả.
Tóm lại, cải cách
hệ thống NHTM thành công sẽ giúp tăng cường hiệu quả cho cơ chế phân bổ
nguồn lực, ở đây là tín dụng, trở nên tốt hơn, nhờ đó giúp giải quyết
nhược điểm cố hữu của nền kinh tế là đầu tư quá lớn, tín dụng quá nhiều
nhưng hiệu quả thấp.
![]() |
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh. |
Quyết tâm cao mới loại được lợi ích nhóm
Có
ý kiến cho rằng, chúng ta phải làm cuộc đổi mới kinh tế lần thứ hai
(lần thứ nhất vào năm 1986), còn tái cấu trúc chỉ là sửa chữa nhỏ, cục
bộ nên sẽ không giải quyết được một cách căn cơ triệt để các vấn đề tồn
tại của nền kinh tế, thưa ông?
Nếu
chúng ta tỉnh táo hơn thì đã phải cải cách kinh tế một cách căn bản
ngay từ sau cuộc khủng hoảng 1997-1998 như một số nước khác trong khu
vực; hoặc nếu không thì cũng phải làm trước khi gia nhập WTO, hoặc muộn
nữa thì cũng đến năm 2008 là cùng. Nhưng trên thực tế, chúng ta đã trì
hoãn hết lần này đến lần khác, bởi vì như tôi đã nói, vấn đề không chỉ
thuần túy nằm ở nhận thức.
Từ 2005
trở đi, các tập đoàn kinh tế Nhà nước mọc lên như nấm, từ con số 0, sau 5
năm đã lên tới 12. Không chỉ tập đoàn Nhà nước, bây giờ còn có nhiều
tập đoàn tư nhân, và chúng đã trở thành các nhóm lợi ích hùng mạnh.
Bên
cạnh đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam lớn quá nhanh, trong vòng 10 năm
nó lớn gấp mấy chục lần (theo giá cố định). Còn theo con số danh nghĩa
thì vào năm 2000, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng chỉ là 150.000
tỷ đồng (tương đương 20% GDP) thì đến nay đã lên xấp xỉ 3.000.000 tỷ
đồng (tương đương 130% GDP). Một hệ thống lớn quá nhanh nhưng chất lượng
quản trị và điều tiết không được cải thiện một cách tương ứng. Tất cả
những lợi ích vừa nêu là nguyên nhân cơ bản cản trở cải cách.
Ông
có nói Chính phủ "đặt cược" vào ba chương trình tái cơ cấu. Trong khi
theo phân tích của ông, cải cách đang gặp rất nhiều trở ngại từ ý chí
đến năng lực lẫn các nhóm lợi ích, vậy khả năng tái cơ cấu thành công có
cao?
Những gì chúng ta đang có
hôm nay là kết quả của hàng chục năm về trước chứ không phải là kết quả
của một sớm một chiều. Thay đổi quán tính của cả một nền kinh tế, vốn
là một thực thể hết sức phức tạp, không thể giải quyết trong một năm. Vì
vậy, trong năm 2012, mức cao nhất mà chúng ta có thể hy vọng là có một
chương trình cải cách mạch lạc, đúng hướng và sau đó là chúng ta có đủ ý
chí để thực hiện nó.
Nếu tái cấu
trúc đúng thì khu vực ngân hàng sẽ thấy tác dụng sớm nhất. Cụ thể là rủi
ro giảm xuống, căng thẳng về thanh khoản bớt đi nhiều, dòng tín dụng
được lưu thông hiệu quả và khả năng đổ vỡ trong khu vực ngân hàng không
còn nữa. Còn câu chuyện về đầu tư công và DNNN muốn có hiệu quả thì phải
chờ từ ít nhất 3 đến 5 năm, tức là từ trung hạn trở lên.
Theo ông, vượt qua các nhóm lợi ích có dễ?
Không!
Vì nhóm lợi ích giờ đã lớn quá rồi, và nó có tính cố thủ, đan quện vào
nhau. Cứ nhìn vào tình trạng tập đoàn sở hữu ngân hàng, ngân hàng sở hữu
tập đoàn, rồi các ngân hàng sở hữu lẫn nhau.... là sẽ thấy ngay rằng
chỉ cần động vào bất kỳ một nút thắt nào trong đó đều sẽ là “rút dây
động rừng”.
Thứ hai là lợi ích của
nó đã lớn nên khó hy sinh, lợi ích rất lớn thì lại càng khó hy sinh. Tuy
nhiên, nếu có quyết tâm chính trị cao và vì lợi ích của đa số người dân
và đa số DN thì vẫn có thể vượt qua được những nhóm lợi ích thiểu số kể
trên.
Kỳ vọng
Ông dự báo thế nào về tình hình năm tới, kể cả thị trường BĐS, thị trường vàng và lãi suất?...
Bất kỳ một dự báo nào ở Việt Nam thì đều phải nhìn ra nước ngoài. Bối cảnh kinh tế thế giới
trong năm 2012 được dự báo là ảm đạm, có thể còn xấu hơn 2011. Với bối
cảnh chung như thế, khả năng duy trì tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam
là khó vì tăng trưởng của cả xuất khẩu và đầu tư, vốn là hai động lực
của nền kinh tế Việt Nam, đều có thể giảm sút trong năm tới.
Xuất
khẩu năm 2011 tăng trên 30% so với 2010, nhưng 90% trong số đó là tăng
giá chứ không phải tăng lượng. Khi nền kinh tế đi xuống, yếu tố tăng giá
này không còn nữa. Đồng thời, khi ấy ngay cả khả năng tăng lượng thậm
chí cũng không còn. Bên cạnh đó, FDI có thể giảm, vì thế tăng trưởng sẽ
thấp đi.
Trong bối cảnh kinh tế thế
giới có vấn đề nhưng Việt Nam lại đặt mục tiêu tham vọng hơn cả năm
2011. Năm 2011, GDP chỉ tăng 5,9%, lạm phát 18,5% mà sang năm 2012 lại
GDP tăng 6,0-6,5%, lạm phát chỉ còn 9%. Tăng trưởng cao hơn và lạm phát
giảm đi một nửa là điều khó khả thi.
Cần
nhớ rằng nền kinh tế của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào tín dụng và
đầu tư. Tốc độ tăng đầu tư và tín dụng thấp xuống thì không tăng trưởng
được, nhưng ngược lại thì gây ra lại lạm phát. Hơn nữa, việc giảm đầu tư
xuống mức 34-35% GDP trong năm tới là một mục tiêu khó, muốn đạt được
thì quan trọng nhất là phải giảm đầu tư công.
Thị
trường vàng và USD thường có sự tương quan nghịch, nghĩa là nếu đồng
USD yếu đi thì vàng sẽ lên ngôi và ngược lại. Nếu như triển vọng kinh tế
của Mỹ sáng sủa hơn, tức là tăng trưởng được khôi phục dần, thất nghiệp
giảm bớt và những khúc mắc về tài khóa của Mỹ được giải tỏa thì đồng
USD có thể mạnh lên và giá vàng có thể đi xuống. Điều này không phải
không có thể xảy ra, nhưng xác suất thấp nên khả năng đồng đô-la yếu đi
là tương đối lớn, do vậy giá vàng có thể vẫn sẽ duy trì ở mức cao.
Trong
năm 2012, Chính phủ đặt mục tiêu giảm mạnh lạm phát (dưới 10%), điều đó
cũng có thể hình dung là lãi suất sẽ giảm mạnh theo?
Lãi
suất phụ thuộc rất nhiều vào lạm phát. Khi lạm phát đi xuống thì mới có
cơ sở để giảm lãi suất một cách bền vững. Nếu như lạm phát mà giảm
xuống mức 10-12% thì chắc chắn lãi suất sẽ giảm. Tuy nhiên, giảm xuống
bao nhiêu thì chưa thể nói được.
Một
năm trước đây, mục tiêu lạm phát đặt ra là 7%, nhưng thực tế thì cuối
cùng lên tới 18,5%. Vậy thì mục tiêu là một chuyện, còn thực tế là
chuyện khác. Nếu như mục tiêu được thực hiện đúng như đề ra ban đầu (đầu
tư giảm xuống còn 34-35%, tăng trưởng tín dụng xuống 15-16%) thì tôi
tin lạm phát sẽ ở mức 10-12% là có thể đạt được và khi lạm phát như thế
thì lãi suất có thể giảm ở mức độ tương ứng.
Lãi
suất tiền gửi giảm xuống thì lãi suất cho vay cũng giảm xuống, khi ấy
lãi suất cho vay dao động từ 12-15% là hoàn toàn có cơ sở.